“Lithium là hy vọng, không chi đối với Bolivia mà còn cho toàn nhân loại trên trái đất,” ông Evo Morales-Tổng thống Bolivia- nói truớc cuộc họp ở Paris trong tháng trước với Tập đoàn Bollore, một trong những công ty muốn khai thác kim loại này ở những cánh đồng muối xa xôi hẻo lánh tại quốc gia nghèo đói này ở Nam Mỹ.
Lithium, kim loại nhẹ nhất, tỷ trọng của kim loại này chỉ bằng một nửa tỷ trọng của nước. Lithium được dùng để sản xuất pin cho điện thoại di động, máy tính xách tay và iPod, và trong những năm tới hàng nghìn xe ô tô điện và xe hybrid sẽ đưa nhân loại vào một tương lai năng lượng sạch hơn.
Bolivia có khoảng một nửa trữ lượng lithium của thế giới (đã được thẩm định theo Cục Địa chất Mỹ), và ông Morales nói sẵn sàng rót 200 triệu US$ để khai thác kim loại này và ông đang cần tìm đối tác thật sự.
Ngoài Bollore, còn có các công ty Sumitomo Corp và Mitsubishi Corp từ Nhật Bản cũng đang theo đuổi dự án này.
Nhưng ông Morales vẫn kiên quyết yêu cầu là có thể đuổi các công ty đi, để nguyên các cánh đồng muối Salar de Uyuni xa xôi hẻo lánh đã nghìn năm tuổi - đây là một biển đã khô cạn và kết tinh muối rất lớn, lấp lánh yên bình trong ánh nắng vùng Andean hùng vĩ.
Đối với Bolivia, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm phải là một nghĩa vụ - các đối tác không thể giống như các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài này nói khai thác lithiun làm thay đổi cuộc sống của người thổ dân ở đây trong khi họ vẫn khai thác đồng, bạc và thiếc ở những vùng cao nguyên không có rau mầu để ăn. Morales muốn sản xuất pin lithium tại chỗ, và hy vọng luôn lắp ráp xe ô tô sử dụng pin.
Ông Freddy Baktrab-Bộ trưởng Bộ Mỏ nói: “Ngay cả khi chúng tôi không chế tạo một cục pin ở tại đây. Đây là một câu chuyện phải thay đổi.”
Nhưng Bolivia lại thiếu kinh nghiệm khi bắt đầu để cạnh tranh với Chile và Argentina, hai nước này đã đạt sản lượng 27.400 tấn lithium mỗi năm, hơn một nửa sản lượng của toàn thế giới. Trung Quốc và Australia cũng là những nước sản xuất lớn trong lĩnh vực này.
Từ cuộc bầu cử 2005, Morales thu về khoản lợi nhuận lớn từ khai thác khí đốt thiên nhiên cho nước này, Bolivia có trữ lượng khí đốt thiên nhiên lớn thứ 2 sau Venezuela ở Nam My. Bây giờ ông Morales trông đợi khai thác lithium là một phương cách để tạo ra một nền kinh tế công nghiệp. Ông nói: “Đất nước này không chịu mất chủ quyền về lithium. Ai muốn đầu tư vào đây thì phải đảm bảo rằng Bolivia phải kiểm soát 60 % nguồn thu.”
Một dự án thử nghiệm trị giá 6 triệu US$ do công ty khai khoáng nhà nước Comibol quản lý, sẽ bắt đầu sản xuât trong năm tới. Để tăng tốc, Bolivia đã yêu cầu Sumitomo, Mitsubishi và Bollore tham gia một uỷ ban khoa học để xác định cách tốt nhất khai thác các cánh đồng muối ước tính có tới 5,4 triệu tấn lithium.
“Hiện tại, hầu hết lithium được sử dụng trong công nghiệp là từ Nam Mỹ bởi vì khai thác ở đây rất dễ dàng,” Haresh Kamath, Giám đố Viện Nghiên cứu Điện ở California nói.
Kinh tế Bolivia đã phụ thuộc vào ngành khai khoáng và khai thác khí đốt thiên nhiên, và các ngành công nghiệp nặng, những ngành này đem lại lợi nhuận và công ăn việc làm cho đất nước nghèo đối nhất Nam Mỹ này.
Một nhà máy sản xuất pin hoặc lắp ráp xe con có thể làm tăng thêm ô nhiễm, nhưng các nhà máy này hầu như nằm ở ngoại ô.
Trần Minh Huân
Associated Press, 02/3/2009 |