Vale, Rio Tinto và BHP Billiton, là ba công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, có thể phải giảm 30 % giá bán quặng sắt theo hợp đồng trong năm nay do nhu cầu thép giảm.
Sự tụt giảm này, theo dự tính trong một điều tra của 8 nhà phân tích, có thể còn kéo dài trong 6 năm nữa.
Tuần trước, Hiệp hội Thép Thế giới cho biết: trong tháng Giêng vừa qua, sản lượng thép toàn cầu giảm 24 % so với năm 2008.
Theo nguồn tin của Steel Business Briefing: giá thép cuộn cán nóng (dùng trong xây dựng và công nghiệp xe hơi) đã giảm 53 % so với giá trong tháng 6, 2008.
Công nghiệp thép Trung Quốc, lớn nhất thế giới, đang tìm cách đàm phán với các công ty cung cấp quặng để giảm giá quặng sắt sau khi các chi phí quặng sắt và các phụ gia như là mangan và than cốc tăng lên kỷ lục trong 2008. Trong năm 2008, giá cả đã tăng tới 97 %.
Theo phân tích của Macquarie Group: giảm giá 30 % tức là con số giảm lớn nhất kể từ 1981.
Các công ty cung cấp quặng sắt đã từng tìm cách tăng giá lên 5 % trong năm 2009 bởi lẽ họ coi thị trường đã đạt tới đáy rồi, đây là ý kiến của Wall Streeet Journal. Còn Commerzbank của Đức cho rằng: không thấy dấu hiệu nào về nhu cầu tăng trở lại và tin là nhu cầu chưa giảm tới đáy.
Gía quặng sắt bán tới các cảng Trung Quốc giảm xuống còn 82 US$(R818)/tấn trong tuần qua, đây là lần giảm đầu tiên trong 4 tuần, theo số liệu của Metal Bulletin. Gía bán giao ngay giảm 58 % trong 12 tháng qua.
Đàm phán về giá bán theo hợp đồng giữa Tập đoàn Thép Bảo Sơn Thượng Hải, công ty sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, và Rio Tinto bắt đầu từ tháng Giêng. Hợp đồng cung cấp hàng năm bắt đầu từ tháng 01 tháng 4, là thời điểm bắt đầu năm tài chính của Nhật Bản.
Vale, công ty của Brasil và là công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, cho biết là đã từ lâu Vale không còn là “người đặt ra giá” nữa và phải ở thế “chờ đợi và nhìn” trong đàm phán hợp đồng với các công ty sản xuất thép ở Châu Á.
Rio Tinto, công ty sản xuất quặng sắt lớn thứ 2 sau Vale, tuyên bố là bất khả kháng trong việc cung cấp quặng trong tháng Giêng và tháng Hai từ Tây Australia sau khi đường sắt nối các mỏ với cảng bị ngập lụt. Bất khả kháng là một điều luật cho phép lỡ việc cung cấp bởi tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát.
Trần Minh Huân
Business Report, 01/3/2009 |