Các công ty khai khoáng đang cắt giảm lao động, dừng các dự án và thiếu tiến mặt khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang làm cho giá cả hàng hoá tiếp tục giảm đi.
Sự suy giảm kinh tế diễn ra vào một thời điểm tồi tệ cho một đất nước ở Đông Nam Á giầu tài nguyên như Philippines. Đất nước này đang tìm cách vực dậy ngành công nghiệp khai khoáng sau sự suy thoái tương tự vào những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, Chính phủ đã phải hạ mức đầu tư cho ngành công nghiệp khai khoáng từ một tỷ US$ xuống còn 800 triệu USD, năm ngoái đầu tư cho công nghiệp này là 650 triệu USD.
Để bảo tồn luồng tiền mặt, OceanaGold Corp., công ty khai khoáng của Australia, đã dừng dự án đồng và vàng Didipio, dự án này là một trong những dự án khai khoáng lớn nhất ở Philippenes dự kiến bắt đầu đi vào sản xuất trong năm nay. Tháng 6 năm ngoái, OceanaGold quyết định đầu tư 320 triệu US$ vào dự án đồng vàng Didipio ở tỉnh Nueva Vizcaya, và đã chi ra khoảng 120 triệu US$ nhưng không tìm đâu ra đối tác để có nốt số tiền còn lại cho phát triển dự án này. Cũng có ý kiến cho rằng Công ty sẽ cắt giảm đầu tư dự án.
Berong Nickel Corp., một công ty con của Toledo Mining Corp có trụ sở ở London, dừng khai thác và sa thải 600 công nhân ở Palawan trong tháng Giêng vừa qua bởi giá kim loại giảm mạnh và nhu cầu của Trung Quốc cũng suy giảm.
Atlas Consolidated Mining & Development Corp., đối tác địa phương của Toledo tại mỏ Berong, không có khả năng khôi phục sản xuất cho tới quí 2 năm nay, nhưng sẽ nối tiếp lại xuất hàng tồn đọng sang BHP Billiton ở Australia trong thág Tư tới.
Còn BHP Billiton vẫn lưỡn lờ quanh dự án của mình.
Karsten Fuelster, một quan chức chịu trách nhiệm về phát triển công nghiệp mỏ của IFC, nói là cuộc khủng hoảng toàn cầu đang phá huỷ nhu cầu ngắn hạn, trong khi đó việc cấp phát vốn mới và thanh toán nợ có thể bị đẩy lùi.
Trong lúc ngành công nghiệp khai khoáng ở Châu Á có những “cơ sở mạnh mẽ”, thì giá kim loại (trừ vàng) còn tiếp tục giảm cùng với sự suy giảm tốc độ tăng trưởng ở những nền kinh tế lớn nhu Trung Quốc và Ấn Độ. Tìm kiếm nguồn vốn sẽ là điều không thể có đối với các công ty không khai thác và nhiều công ty sẽ phá sản. Đó là ý kiến của Karsten Fuelster.
Các dự án chắc chắn sẽ bị trì hoãn và công việc thăm dò sẽ bị phủ chiếu trong khi khó khăn tìm nguồn vốn sẽ càng xấu hơn.
Philex Mining Corp., Lepanto Consolidated Mining Co., và Manila Mining Corp. đều kêu gọi các cổ đông tăng vốn góp lên 60, 100 và 67 %.
Trong lúc giá vàng đạt mức 1.000 $/ounce thì giá đồng giảm đi, Philex, công ty khai thác đồng lớn nhất Philippines đã trở thành công ty khai thác vàng nhiều hơn là đồng. Nhu cầu trong xây dựng nhà ở và trong công nghiệp ô tô suy giảm ở Mỹ và Châu Âu, thì tinh quặng vàng xuất khẩu của Philex đã chiếm tới 72 % trong khi đồng chỉ 28 %. Philex đang khoan và khai thác các mỏ dồng vàng với giá trị quặng vàng cao hơn quặng đồng.
Xuất khẩu khoáng sản của Philippines tăng 10 %, đạt 2,31 tỷ US$ trong năm 2008.
Ông Horacio Ramos, Giám đốc Cục Khoa học Mỏ-Địa chất Philippines nói giá kim loại đang giảm có thể làm cho xuất khẩu năm 2009 thấp hơn.
Cục Khoa học Mỏ-Địa chất ước tính nước này co 83 tỷ tấn khoáng sản, trong đó hơn 14 tỷ tấn khoáng sản kim loại và hơn 69 tỷ tấn khoáng sản phi kim loại. Trữ lượng vàng là 4 tỷ tấn quặng vàng-lớn thứ 3 thế giới-, 7,9 tỷ tấn quặng đồng-lớn thứ 4 thế giới, và 815,3 triệu tấn quặng nickel-lớn thứ 5 thế giới.
Trần Minh Huân
Inquirer, 07/3/2009 |