Ngành công nghiệp khai khoáng toàn cầu sẽ trải qua các thương vụ giao dịch tài sản không lồ lên đến 10 tỷ US$ trong năm nay khi mà cuộc suy thoái kinh tế lại đem lại những cơ hội thâu tóm và sát nhập có một không hai trong đời.
Sự suy giảm về nhu cầu và giá kim loại cùng với thị trường kinh tế toàn cầu suy thoái đã khiến cho nhiều công ty khó khắn và trở thành mục tiêu cho việc thôn tính với giá rẻ, công ty kiểm toán Ernst & Young cho biết trong Báo cáo hàng năm vềs át nhập, thâu tính và huy động vốn cũng như ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong lĩnh vực khoáng sản. Theo đó, trong năm 2009, những thương vụ nhằm tăng tài sản và một loạt các công ty nhỏ có vốn từ 2 tỷ US$ đến 10 tỷ US$ sẽ là trọng tâm của những thương vụ. Tuy nhiên, tốc độ sát nhập có thể chậm hơn bởi vì có thách thức về tài chính.
Ernst & Young cho rằng các công ty Trung Quốc và các công ty quốc doanh Trung Quốc sẽ tích cực mua sắm tài sản khai khoáng có một không hai này nhất là tại Australia và Canada.
Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã phê chuẩn về nguyên tắc một loạt các chính sách, trong đó có đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên, mua sắm tài sản mỏ và các công ty ở nước ngoài để nhằm tăng cường tăng trưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực kim loại cơ bản này, bao gồm quặng sắt, đồng, nhôm, chì và kẽm. Hai thương vụ giao dịch lớn nhất trong năm 2008 là: Chinalco đầu tư 14,3 tỷ US$ để mua 9 % cổ phần trong tập đoàn Rio Tinto và đầu tư 13,6 tỷ US$ để mua lại cổ phần của công ty Teck Cominco trong ccong ty Fording Canadian Coal Trust, và mới đây Chinalco chào đầu tư 19,5 tỷ US$ để mua tài sản và đầu tư trái phiếu để nâng cổ phẩn trong Rio tới 18 %.
Báo cáo của Ernst & Young cũng cho thấy số lượng kim loại dự trữ tại các thị trường chứng khoán kim loại giảm đi, và các gói kích cầu trên toàn cầu trị giá 2 đến 3 nghìn tỷ USD đều giành tới 30-40 % cho xây dựng hạ tầng cơ bản có thể tạo ra mất cân bằng mới do thiếu nguồn cung cấp và như vậy sẽ đẩy giá lên. Ví dụ như hơn 70 % gói kích cầu 3 nghìn tỷ NDT của Trung Quốc được rót vào hạ tầng cơ sở
Mặc dù có sự suy giảm so với năm trước, các công ty khai khoáng và kinh doanh kim loại của Canada dẫn đầu trong hoạt động sát nhập, chuyển đổi sở hữu của năm 2008, chiếm tới 20 % của chuyển đổi toàn cầu, với mức 25,3 tỷ US$.
259 thương vụ chuyển đổi trong khai khoáng và kinh doanh kim loại được thực hiện bởi các công ty Canada ở tại Canada hoặc ở nước ngoài, với tổng giá trị chuyển đổi là 33 tỷ US$, trong đó 176 thương vụ trong nước và 53 thương vụ đang tiếp tục diễn ra và 66 thương vụ đã xong.
Canada có số lượng thương vụ chuyển đổi cao nhất cỡ trung bình chiếm 13 %, với tổng giá trị 6,0 tỷ US$.
Có 13 thương vụ sát nhập trong lĩnh vực vàng và đồng ở Canada , chiếm tới 21 %, với giá trị 6,2 tỷ US$.
Các công ty ở Canada trở thành mục tiêu cho 5 thương vụ lớn nhất trị giá tới 21,5 ỷ US$.
Trung Quốc chiếm vị trí thứ 2 trong việc sát nhập và thôn tính này (trong 2007, Trung Quốc mới ở vị trí thứ 15). Số tiền đầu tư để mua tài sản của Trung Quốc tăng từ 1,6 tỷ US$ lên 22,8 tỷ US$, nâng thị phần từ 1 % trong 2007 lên 18 % trong 2008.
2 trong số 10 thương vụ lớn nhất của Canada và 3 trong 10 thương vụ lớn nhất của Mỹ do các công ty thép của Nga thực hiện, và 100 trong 239 thương vụ của Australia đang trong đàm phán.
Báo cáo hàng năm về khai khoáng của PricewaterhouseCooper (PwC) cho biết giá trị thương vụ chuyển đổi ở Australia tụt 11 % từ 19,2 tỷ US$ trong 2007 xuống còn 17,1 tỷ US$. Công ty Oxiana và Zinfex đạt được vài kết quả trong vụ xát nhập trị giá 10 tỷ US$ vào OZ Minerals, trở thành thương vụ xát nhập lớn thứ 7 trên thế giới trong 2008. Nhưng thành công không được lâu bởi vì công ty Minmetals của Trung Quốc đang muốn mua OZ Minerals trong một thương vụ cứu nguy 2,6 tỷ A$. Thành công của thương vụ còn phụ thuộc vào thời điểm có tốt không, vài công ty đã thực hiện mua lại các tài sản trong năm qua nhưng lại đang đối mặt với nợ nần và tài sản mất giá lớn.
PwC cho biết: Khai thác quặng sắt được coi là tài sản được săn lùng nhiều nhất. Gía trị thương vụ toàn cầu đối với tài sản quặng sắt tăng gần gấp 3 từ 7,5 tỷ US$ trong 2007 lên 21,4 tỷ US$ trong 2008; số lượng thương vụ tăng từ 40 lên 70. Các công ty Trung Quốc đứng đầu trong việc mua sắm tài sản này. Gía trị thương vụ toàn cầu mà có sự tham gia của các công ty Trung Quốc tăng 4 lần từ 6,7 tỷ US$ trong 2007 lên 25,5 tỷ US$ trong 2008
Nói chung, tổng giá trị các thương vụ sát nhập, thâu tóm trong năm 2008 giảm đi 40 % so với 2007, từ 211 tỷ xuống còn 127 tỷ US$. Thương vụ xuyên quốc gia là 69 tỷ so với thương vụ trong nước là 58 tỷ US$.
Trần Minh Huân
Postcurier, 17/3/2009
Ernst & Young’s Compilling for 2009
PwC’s Annual Mining Deals Report 2008 |