1
. Hiện trạng ngành công nghiệp - Khai thác bô xít có lợi nhuận hơn luyện nhôm?
Sản xuất nhôm bắt đầu từ khai thác bô xít, luyện alumin và kết thúc là điện phân nhôm.
Hơn 70 % nguồn tài nguyên bô xít tập trung ở Australia, Brazin, Ghinê, Jamaica và Việt Nam. Tuy nhiên, kiểm soát hơn 50 % lợi nhuận từ bô xít của thế giới lại chỉ là một nhóm các nhà khai thác mỏ khổng lồ và các tập đoàn sản xuất nhôm lớn như Rio Tinto, BHP Billiton, Alcoa và UcRusal.
Căn cứ vào hàm lượng quặng bô xit cao và khả năng đàm phán tốt, các công ty khai thác và sản xuất alumin thường kiếm được lợi nhuận cao hơn so với luyện nhôm. Lấy Alcoa làm ví dụ: Mặc dầu sản xuất alumin chỉ tạo ra 10 % tổng doanh thu, nhưng nó mang lại khoảng 30 % thu nhập của công ty sau khi đã nộp thuế.
Trung Quốc có 3 % nguồn tài nguyên bô xít của thế giới, và 98% trong số này là bô xit hàm lượng thấp, đòi hỏi chi phí lớn để luyện ra nhôm Tuy nhiên,công suất luyện nhôm của họ lại đạt tới 34 % tổng công suất nhôm toàn thế giới. Do vậy Trung Quốc thường phải nhập khẩu khoảng 10 % lượng alumin và quặng bô xit thiếu hụt.
Trong 10 năm qua, nhu cầu nhôm thế giới tăng lên chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của Trung Quốc. Sản lượng nhôm Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần so với đầu thế kỷ này. Tỷ lệ tiêu thụ nhôm của Trung Quốc trong thị trường toàn cầu tăng vọt từ 3 % (năm 1980) đến 34 % (năm 2008). Đến cuối năm 2008 Trung Quốc đã trở thành đất nước sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Số các nhà máy luyện nhôm mới tăng lên do nhu cầu tăng, do giá nhôm cao và các rào cản trong đầu tư còn thấp. Năng lực sản xuất luyện nhôm cao đã làm cho Trung Quốc trở thành yếu tố khuynh đảo lớn trên thị trường nhôm thế giới. Tới nay, khi nhu cầu giảm xuống, nguồn cung phản ứng tức thì, và gánh nặng của việc dư thừa nguồn cung đã đè nặng lên lợi nhuận của các nhà sản xuất hạ nguồn.
Cần lưu ý rằng: hầu hết các nhà máy luyện Trung Quốc đều là các nhà máy có chi phí sản xuất rất cao do phải sản xuất thấp hơn công suất, giá điện cao và phụ thuộc vào giá alumin cao (dù là alumin nội địa hay nhập khẩu). Trong khi ngành công nghiệp nhôm ở thế mất cân bằng, Chính phủ Trung Quốc đã không khuyến khích đầu tư vào luyện nhôm và hạn chế xuất khẩu. Thuế xuất khẩu nhôm 15 % đã được bỏ từ năm 2001 đã nhanh chóng bị phục hồi ở mức thuế xuất khẩu 15 % trong năm 2008. Đồng thời, Chính phủ ra điều kiện cho các nhà đầu tư mới là phải có quy mô nhỏ và có hiệu suất sử dụng năng lượng cao. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích chỉ cho phép xây dựng các nhà máy nhôm có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Nếu các chính sách này có hiệu lực thì lợi nhuận của các nhà máy luyện Trung Quốc có thể được cải thiện.
2. Các vấn đề cơ bản trong ngành công nghiệp nhôm
Hiện tại, có hai vấn đề cơ bản trong ngành công nghiệp nhôm.
Thứ nhất: các công ty đang chuyển từ sản xuất sâu sang khai thác bô xít để có lợi nhuận cao hơn
.
Các công ty khai thác khổng lồ như Rio Tinto, BHP Billiton, và Alumin Ltd. sẽ có lợi nhuận từ nguồn bô xít có chất lượng cao của họ, trừ việc bắt buộc phải bán tài sản do môi trường kinh tế hiện tại để trả các khoản nợ.
Hiện nay Alcoa cũng đang làm chủ một số nguồn bô xít lớn ở Australia, Brazin và Zamaica. Alcoa đang vận hành một số nhà máy luyện có chi phí cao và lợi nhuận thấp tại Mỹ. Chiến lược của Alcoa là chuyển sang sản xuất thượng nguồn(khai thác bô xit), loại bỏ sản xuất hạ nguồn (luyện nhôm). Đây là hướng đi đúng, mặc dầu tốc độ chuyển dịch này đang bị cản trở do nền kinh tế đi xuống và gánh nặng nợ nần quá lớn của công ty. Mới đây (18.3.2009), Alcoa đã tăng 1,2 tỷ USD vốn qua việc phát hành mới cổ phiếu và khế ước có thể chuyển đổi, sự việc này đã làm thay đổi nghiêm trọng thành phần các cổ đông.
Khi xem xét trên cơ sở nguồn tài nguyên bô xit của Trung Quốc khá nghèo và tiềm năng về nhu cầu về alumin của đất nước này, sự ham muốn thúc đẩy có tài sản là sở hữu mỏ đã trở thành vấn đề nổi bật. Với mức tiêu thụ hiện tại Trung Quốc sẽ kiệt quệ tài nguyên bô xit nội địa trong vòng 14 năm tới. Lúc đó, Trung Quốc sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Triển vọng này làm tài sản sở hữu mỏ. về triển vọng lâu dài, sẽ lại càng hấp dẫn hơn.
Vấn đề thứ hai là các xưởng sản xuất nhôm mới mọc lên khá nhiều
tại các thi trường tăng trưởng cao (đặc biệt là Trung Quốc) và tại các nước có chi phí điện năng thấp như Aixơlen và Trung Đông.
Trong số các công ty kinh doanh nhôm lớn trên thế giới, công ty tăng trưởng nhanh nhất là Tổng công ty Nhôm của Trung Quốc (Chalco). Thành lập năm 2001 là công ty thuộc Chính phủ được nắm giữ các nguồn tài nguyên bô xít chủ yếu và phần lớn tài sản về luyện nhôm của đất nước, tổng doanh thu của Chalco tăng trưởng 35% mỗi năm trong suốt thời kỳ từ 2002 đến 2007 và lợi nhuận mỗi cổ phiếu mỗi năm tăng trưởng 42%. Giống như các công ty nhôm khổng lồ khác, Chalco đang chuyển sang khai thác bô xít ở Australia, xây nhà máy luyện ở Trung Đông. Chalco là công ty có tiềm năng trở thành công ty lớn hơn và có lợi nhuận hơn trong vòng 10 năm tới.
3. Triển vọng sắp tới của ngành nhôm
Thị trường nhôm chắc là vẫn ảm đạm, với lượng tồn kho cao nhất và giá thấp nhất trong vong 5 năm trở lại đây. Ở mức giá hiện tại, công ty giỏi nhất cũng chỉ đủ hòa vốn. Vì thế, việc tăng công suất nhôm cần được hạn chế. Nếu nhu cầu nhôm phục hồi, lượng tồn kho sẽ được tiêu thụ trước khi sản xuất có thể phục hồi. Tuy nhiên, xét về dài hạn, có thể nhu cầu nhôm sẽ tăng lên nếu các nước đang phát triển phục hồi lại sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa. Tiêu thụ nhôm trên đầu người tại các nước đang phát triển vẫn còn thua xa so với các nước phát triển, con số này có xu hướng tăng theo tăng trưởng của GDP.
Từ mùa hè năm 2008, do giá nhôm liên tục tụt dốc, cổ phiếu của Alcoa đã hạ giá đáng kể, xuống đến mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Theo Mining Jourrnal: Ngày 18.3. Alcoa đã phát hành 150 triệu cổ phiếu mới trên thị trường phổ thông với trị giá 5,25 USD/ 1 cổ phiếu, thấp hơn 4,2 % so với giá đóng cửa của ngày hôm trước. Cổ phần của công ty đã giảm 10 % so với đầu tuần trước.
Morning Star nhận định:
Đây có thể là thời điểm tốt để mua Alcoa, tập đoàn khổng lồ đã đầu tư vào công nghiệp nhôm trên 100 năm nay, hoặc mua cổ phần của các công ty có triển vọng liên quan đến sản xuất nhôm .
Đoàn Hạnh.
Theo Morning Star ngày 25.3.2009 và Mining Jourrnal ngày 18.3.2009 |