S&P Global Market Intelligence đã nghiên cứu về lượng phát thải khí nhà kính tại 90 mỏ vàng trên thế giới nhằm xem
xét những ảnh hưởng của việc tạm dừng khai thác do đại dịch covid – 19.
Một nghiên cứu mới
đây của S&P Global Market Intelligence về lượng phát thải khí nhà kính tại
trên 90 mỏ khai thác vàng trên thế giới được tiến hành trên một năm nhằm xem
xét những ảnh hưởng của việc tạm dừng khai thác do đại dịch covid – 19.
Theo kết quả nghiên
cứu trên, trong năm 2020, sản lượng vàng toàn cầu sụt giảm 5% so với năm 2019,
chủ yếu là do việc tạm dừng khai thác trong thời gian dịch bệnh. Tổng sản lượng
tại các mỏ vàng lớn, các mỏ chiếm tới 35% nguồn cung cấp vàng toàn cầu trong
năm 2020 đã sụt giảm trên 1% so với anwm 2019. Cụ thể là, từ 847 triệu tấn
quặng được chế biến trong năm 2019 xuống còn 840 triệu tấn trong năm 2020.
Trong khi đó, lượng phát thải khí tại các mỏ này lại tăng dưới 1%, từ 27,6
triệu tấn CO2 quy đổi (tCO2e) trong năm 2019 lên 27,7 triệu tCO2e vào năm 2020.
Cường độ phát thải
khí trung bình 0,697 tCO2e trên một ao xơ vàng khai thác, một mức giảm không
đáng kể so với một năm trước đó. Trên một tấn sản lượng, cường độ phát thải khí
nhẹ, dưới 1% lên 28,7 tCO2e trên một ngàn tấn quặng chế biến.
Trong khai thác hầm
lò, cường độ phát thải khí trên ao xơ vàng tăng 13% nhưng lại sụt giảm tại các
mỏ lộ thiên. Như vậy, về tổng thể cường độ phát thải khí giữ ở mức ổn định.
Theo kết luận của
báo cáo trên, việc phong tỏa các mỏ khai thác vàng đã xảy ra ở hàng loạt các
khu vực trong năm 2020 nhưng nhìn chung cúng không gây ảnh hưởng đến cường độ
phát thải khí.
Phân tích các số liệu
năm 2019 từ 96 mỏ khai thác vàng cho thấy những khác biệt rõ ràng trong cường
độ phát thải khí tại các dạng mỏ. Tại các mỏ khai thác lộ thiên, cường độ phát
thải khí cao hơn trên một ao xơ vàng khai thác, nhưng lại thấp hơn so với một
ao xơ vàng được chế biến tại các nhà máy chế biến./.
Trung
Nguyễn
Nguồn: MINING.COM.Online, ngày 29 /8 /2021 |