Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Hội thảo Khoa học toàn
quốc với chủ đề “Chuyển đổi số Doanh nghiệp mỏ” đã được Hội KH&CN Mỏ tổ chức
thành công tại KS Royal Halong, Bãi Cháy, bên bờ Vịnh Hạ Long – Di sản thiên
nhiên thế giới xinh đẹp và thơ mộng.
Tham dự Hội thảo
có các ông Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn CN Than – Khoáng sản VN, Đại
biểu Quốc Hội khóa 14, ông Vũ Anh Tuấn – UVTV tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy
Than Quảng Ninh. Ông Đặng Thanh Hải –
TGĐ Tập đoàn CN Than – Khoáng sản VN, Ông Trương Văn Dũng – Phó TGĐ Tổng Công
ty Đông Bắc. Đặc biệt tham dự Hội thảo còn có các ông Nguyễn Viết Hòe, ông Nguyễn
Văn Long và ông Đoàn Văn Kiển nguyên là Chủ tịch Hội Mỏ trong những nhiệm kỳ trước.

PGS. TS. Phùng Mạnh Đắc-Phó Chủ tịch Thường trực-Tổng thư ký Hội giới thiệu Chương trình Hội thảo khoa học
Đã có khá nhiều tranh luận về số hóa
và chuyển đổi số, và ngày nay chúng đã được chấp nhận gần như hiển nhiên, cũng
như được áp dụng vào các quá trình trong doanh nghiệp, đặc biệt sau đại dịch
Covid-19 thì thuật ngữ này càng xuất hiện hàng ngày trên các kênh truyền thông.
Điều này càng khẳng định vai trò giá trị và tầm quan trọng của 2 thuật ngữ này
trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai
hoặc doanh nghiệp nào cũng nắm rõ khái niệm của 2 thuận ngữ này. Chuyển đổi số
là xu hướng tất yếu và là chìa khóa vận mệnh của mỗi doanh nghiệp. Thậm chí nếu
không tham gia vào bất kỳ hệ sinh thái kỹ thuật số nào, doanh nghiệp chắc chắn
khó có thể sinh tồn mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn CN Than-Khoáng sản VN phát biểu về chuyển đổi số trong Tập đoàn
Đây cũng chính là lý do để Hội
KH&CN Mỏ Việt Nam quyết định tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số Doanh
nghiệp mỏ” nhằm thảo luận và làm rõ nhận thức về chuyển đổi số. Chuyển đổi số
là sự tích hợp tất cả các công nghệ kỹ thuật số và tất cả quá trình vận hành
của doanh nghiệp. Tận dụng công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình
kinh doanh và tạo vị trế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Chuyển
đổi số dựa trên ứng dụng công nghệ mới Big Data – dữ liệu lớn, IoT – Internet
vạn vật, và AI – trí tuệ nhân tạo, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng
thay đổi, chấp nhận thử thách trong giai đoạn đầu thử nghiệp. Nếu đạt hiệu quả,
quá trình này sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động.
Ban Biên tập Hội thảo đã chọn được 27 bải trong tổng số
50 bài
của
các nhà khoa học, các nhà quản lý gửi về từ các Viện nghiên cứu, các Trường đại
học, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty…
in trong Tuyển tập
Hội thảo với 180 trang để phục vụ thảo luận trong Hội thảo và làm tài liệu tham
khảo cho các hội viên nghiên cứu, thực hiện công cuộc chuyển đổi số tại Doanh
nghiệp của mình.
Tuyển tập báo cáo khoa học bao gồm các bài từ kinh
nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong Doanh nghiệp mỏ đến việc triển khai
chuyển đổi số trong ngành công nghiệp than – dầu khí của Việt Nam.
Sau
lời khai mạc của Chủ tịch Hội - TS. Trần Xuân Hòa, các đại biểu đã được nghe
ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)
giới thiệu về Chiến lược, mục tiêu và lộ trình chuyển đổi số của ngành than.
Theo đó, TKV sẽ xây dựng để trở thành doanh nghiệp số vào năm 2030, theo đó đó
chuyển đổi số cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2025. Chuyển đổi hết các hoạt động
của Tập đoàn trên nền tảng số, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số
để gia tăng hiệu quả hoạt động, năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao
năng suất lao động trong Tập đoàn. Đến năm 2030, TKV sẽ có trung tâm xử lý dữ
liệu lớn, điều khiển sản xuất tự động hóa đồng bộ; xây dựng một số công đoạn
sản xuất vận hành không bằng robot
Một điểm nhấn của Hội thảo là bài trình bày
“Chuyển đổi số và phương pháp luận ST- 235”.của GS. TS Hồ Tú Bảo, Viện nghiên
cứu cao cấp về toán. Bài
trình
bày tập trung về
môi trường thực-số đang hình thành và phát triển
nhanh chóng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài
tổ chức cần chuyển đổi số ba hợp phần chính yếu về hoạt động: a-
Sản phẩm và dịch vụ theo hướng thông
minh hóa, cá nhân hóa, nền tảng hóa. b-
Quy
trình sản xuất kinh doanh theo hướng tự động hóa và tối ưu hóa liên tục và
c-
Phương thức quản trị, quản lý theo
hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu, sử dụng các thành tựu của AI và khoa học
dữ liệu. Để hiện thực hóa các hợp phần nêu trên của hệ sinh thái thực-số tổ chức
cần thay đổi ba hợp phần về các yếu tố chính của thành bại:
Con người. Tổ chức số cần “con người số”
với nhận thức, năng lực và văn hóa phù hợp với môi trường hoạt động mới và mô
hình hoạt động mới.
Thể chế. Các sản
phẩm, dịch vụ, cách thức kết nối mới đòi hỏi các quy định, chế độ, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp.
Công nghệ. Các dây chuyển công nghệ, máy móc trang thiết bị sản xuất
cần được đổi mới theo hướng
số hóa và
có khả năng tích hợp vào
hạ tầng số.
Bản thân hạ tầng công nghệ số cần được đầu tư thỏa đáng. Chuyển đổi số không chỉ
là ứng dụng công nghệ số, tuy nhiên không thể chuyển đổi số mà không đầu tư thỏa
đáng cho hạ tầng số.
Các đại biểu còn được nghe một số tác giả trình
bày về: “
Tình hình áp dụng chuyển đổi số,
công nghệ số trong Doanh nghiệp và ngành Năng lượng Việt Nam” của PGS.TS.
Nguyễn Cảnh Nam, Hội KH&CN Mỏ Việt Nam; “
Chuyển đổi số lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí” của TS.
Phan Ngọc
Trung – Hội Dầu khí Việt Nam; “
Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong doanh
nghiệp mỏ” của
GS.TS Võ Chí Mỹ
Hội KH&CN Mỏ Việt Nam; Hội thảo còn được xem
một video clip sinh động về “Chuyển đổi số tại Công ty THH MTV Nhôm Lâm Đồng”
do nhóm tác giả Vũ Minh Thành xây dựng v.v…
Về dự Hội thảo, còn
các đại biểu là Thành viên HĐTV, PTGĐ và các Trưởng, phó các Ban của Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam,
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, các đơn vị thuộc
thành phần kinh tế tư nhân và đại diện các Hội: Dầu khí, Hội Tuyển khoáng, Hội
TKNL…, các đồng chí lãnh đạo các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế, lãnh đạo các
Doanh nghiệp và các Cty Than, Dầu khí và khoáng sản.
Hội thảo kết thúc
trong bầu không khí hợp tác, hiểu biết lẫn nhau.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học
NB
|