Trang chủ         Khoa học & Công nghệ mỏ         Tin tức - Sự kiện         Giá cả thị trường khoáng sản         Các công trình nghiên cứu [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
Diễn đàn, trao đổi
International Cooperation
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Báo cáo viên từ Viện Luyện kim màu

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 59

Số lượt truy cập: 25,715,922

Ngôi sao 'ăn thịt' hành tinh (07/03/2010)

Một ngôi sao cách trái đất 600 năm ánh sáng đang hút vật chất từ một hành tinh của nó
Hành tinh WASP-12b, được phát hiện vào năm 2008, là một quả cầu khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn sao Mộc khoảng 40%, còn bán kính lớn hơn khoảng 79%. Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.

Trong khi sao Mộc mất tới 12 năm để xoay hết một vòng quanh mặt trời thì WASP-12b chỉ cần 26 giờ để di chuyển quanh ngôi sao riêng của nó trong chòm sao Auriga. Nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 2.600 độ C do quá gần ngôi sao riêng.

Theo AFP, các nhà thiên văn của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc và Đại học California, Mỹ phát hiện ra rằng, do quỹ đạo của WASP-12b quá gần ngôi sao riêng nên hình dạng của nó bị kéo giãn bởi lực hút của sao. Qua thời gian hành tinh này trở thành một thiên thể có hình dạng giống quả bóng bầu dục. Nhiệt độ khủng khiếp từ ngôi sao khiến bầu khí quyển của WASP-12b bay lên và tiến về phía ngôi sao.

Shu-lin Li, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, nói rằng lượng vật chất bị hút tạo thành một đĩa lớn xung quanh ngôi sao. Sự hiện diện của đĩa vật chất khiến hành tinh di chuyển theo quỹ đạo hình quả trứng, trong khi phần lớn hành tinh xoay quanh ngôi sao riêng theo quỹ đạo hình tròn.

National Geographic cho biết, trên thực tế WASP-12b đã mất nhiều quá nhiều vật chất nên có thể nó sẽ biến mất trước khi ngôi sao già cỗi kia nuốt chửng nó. Heather Knutson, một nhà thiên văn của Đại học California tại Mỹ, nói rằng ngôi sao, gọi là WASP-12, đã tồn tại khoảng hai tỉ năm và đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời.

Thông thường những ngôi sao già cỗi biến thành sao màu đỏ trước khi chết và những tầng khí ngoài cùng của chúng giãn rộng tới các hành tinh lân cận. WASP-12 có thể sẽ trở thành sao màu đỏ trong vòng 100 triệu năm nữa.

Hơn 400 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được phát hiện kể từ năm 1995, nhưng không có hành tinh nào được tạo nên bởi đá và nước như địa cầu. Phần lớn chúng, trong đó có WASP-12b, là những quả cầu khí khổng lồ và bị nung nóng do quá gần ngôi sao riêng.

Nguồn: Vnexpress

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • 'Dám' hy sinh thân mình vì khoa học (03/2010)
  •  
  • Những hòn đá tự bò ở thung lũng Chết (01/2010)
  •  
  • 10 hiện tượng bí ẩn không thể giải thích (01/2010)
  •  
  • 10 hố lớn kỳ lạ nhất thế giới (03/2009)
  •  
  • 8 núi lửa nguy hiểm nhất thế giới (02/2009)
  •  
  • 8 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (12/2008)
  •  
  • Đám cưới trên máy xúc. (11/2008)
  •  
  • Bí ẩn về hiểm họa của tia đất (08/2008)
  •  
  • Khám phá “địa đạo” than sâu -150m (04/2008)
  •  
  • Những kho báu vô giá từ thời tiền sử (04/2008)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ 28
    Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam
    Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925 - 21/6/2023)
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.