Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 64

Số lượt truy cập: 22,469,765

Một số góp ý về Luật Khoáng Sản sửa đổi bài 2 (11/07/2010)

Lời Ban biên tập

Luật khoáng sản   của Việt Nam đã đ­ ư ợc ban hành vào ngày 20/3/1996 và đã đ ư ­ợc sửa đổi bổ sung một số điều năm 2005. Sau khi đ­ ư ợc ban hành, Luật khoáng sản đã có tác động tích cực đến hoạt động khoáng sản và quản lý nhà n­ ư ớc trong l ĩnh vực này.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp khoáng sản trong giai đoạn mới của đất n ư ­ớc, Dự thảo Luật khoáng sản mới đã đ­ ư ợc Bộ Tài nguyên và Môi tr­ ư ờng chủ trì   biên soạn. Dự thảo đã đ ư ­ợc Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vừa qua   và dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp tới.

Thực hiện chức năng t­ ư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã giao cho Hội khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam thực hiện Đ ề án “ ư vấn và phản biện sửa đổi Luật khoáng sản Việt Nam ”nhằm góp ý kiến   cho Dự thảo Luật khoáng sản mới.

Trên cơ sở kết quả thực hiện Đề án, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam đã có kiến nghị  của mình lên các cấp trên và Liên hiệp Hội. Hiện nay đang trong giai đoạn các cơ quan chức năng thu thập thêm ý kiến , hoàn chỉnh Dự thảo để trình Quốc hội thông qua , do đó chúng tôi thấy sẽ rất bổ ích nếu đăng một số ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý đã đóng góp cho Đề án để làm tài liệu tham khảo.

Trên tinh thần đó chúng tôi sẽ lần l­ ư ợt giới thiệu với bạn đọc các ý kiến nói trên.  
TS. Trần Minh Huân

Nguyên vụ trưởng vụ HTQT, Bộ Công nghiệp

Ghi chú : Phần chữ in đứng và in nghiêng là nội dung được giữ nguyên theo quy định của Luật Khoáng sản (năm 1996, năm 2005) và sửa đổi bổ sung của Bộ Tài nguyên-Môi trường, phần in nghiêng và gạch dưới là của tôi đề nghị.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này được áp dụng đối với việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản (bao gồm thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản) ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên; riêng dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác. Băng cháy cũng là nhiên liệu(natural gas hydrate) được tìm thấy ở đáy biển, ở dưới sâu thì rạng rắn và lên mặt nước thì bay hơi,   vậy xếp vào thể nào của dầu khí?

Phải chăng nên có xác định rõ ràng: Khoáng sản là tài nguyên của quốc gia-chứ không phải sở hữu toàn dân-Tài nguyên ấy nằm trong lòng đất, trên mặt đất, trong nước biển. Cho nên khai thác bất kỳ ở đâu, kể cả đào bới trong vườn nhà đều phải xin phép. Như vậy tránh được hiện tượng “trong vườn nhà tôi, tôi khai thác.”

Điều 4. Giải thích từ ngữ

6. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chế biến khoáng sản. Trường hợp tận dụng và chế biến lại quặng đuôi thì có gọi là hoạt động khoáng sản không?

Điều 5. Sở hữu tài nguyên khoáng sản

1. Tài nguyên khoáng sản thuộc phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Khái niệm “sở hữu toàn dân” rất trìu tượng, không mang tính pháp lý và trách nhiệm bởi vì “của mọi người” thì “cha chung không ai khóc”, nên là ‘tài sản quốc gia”, khi có tranh chấp biên giới thì khái niệm “tài sản quốc gia” vận dụng được còn khái niệm “ sở hữu toàn dân” không thể nói với đối tác đàm phán.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản

1. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch và kế hoạch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; k huyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ( có tiềm lực công nghệ và tài chính, cần khẳng định ngay từ đầu) đầu tư, hợp tác với các tổ chức địa chất của Nhà nước để thực hiện các dự án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

Điều 9. Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến

Điều 9 này chưa cho thấy “quyền lợi của nhân dân địa phương…” ngoài quyền “ưu tiên sử dụng lao động…”, trong khi đó lao động trong khai khoáng và chế biến không nhiều mà người địa phương lại đông, thậm chí họ còn bị chuyển đi chỗ ở khác, khai thác ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của họ-người đã sống ở địa phương nhiều thế hệ-nhất là khai lộ thiên trên diện tích rộng.

Điểm 4 chỉ mới “khuyến khích…” “nâng cấp, duy tu…”. Điều này cho thấy công ty có thể làm hoặc không làm.

Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản

10/3. Cấp, gia hạn, thu hồi , cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép trả lại từng phần diện tích thăm dò, khai thác khoáng sản; cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế, kế thừa, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản; (có thể nghiên cứu áp dụng phương thức hợp đồng chia sản phẩm (PSC) như trong dầu khí?) đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản;

6. Thực hiện chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và nơi có khoáng sản độc hại (Điều này chưa rõ, chính sách gì đây?);

7. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản (Thế còn môi trường thì sao?Mặc mù có đánh giá tác động môi trường nhưng đây chỉ là trên giấy tờ-thực tế đã xẩy ra khắp nơi trên thế giới, sông suôi, mạch nước ngầm vẫn bị nhiễm bẩn, cây cối và động thực vật phải sau hàng thập kỷ mới dần phục hồi trở lại).

Điều 12. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

12/2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khoáng sản tại các khu vực phân tán, không tập trung đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

Nên chăng không nên giao cho địa phương cấp phép bất cứ khoáng sản nào thì mới quản lý lý được tài nguyên, giá cả, thị trường và môi trường sinh thái. Thực tế có hiện tượng chính quyền các địa phương cấp tràn lan trong nghiệm kỳ của mình, rồi năng lực xét duyệt nhất là về ảnh hưởng môi trưởng cũng có hạn.

12/4. Chính phủ quy định nội dung hồ sơ , trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản ; cho phép trả từng phần diện tích thăm dò, khai thác khoáng sản; cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế, kế thừa quyền, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản.

Đối với khai thác khoáng sản có trữ lượng lớn và qui mô khai thác lớn, khai thác dọc theo bờ biển, hải đảo và thềm lục địa, có khả năng tác động đến môi trường sinh thái, văn hoá, và liên quan đến an ninh quốc gia thì nên tham khảo ý kiến các nhà khoa học, quản lý, các tổ chức khoa học, xã hội độc lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đã xẩy ra đối   với bô xít và than đồng bằng sông Hồng.

Điều 13. Những hành vi bị cấm

Nên có qui định riêng đối với hoạt động khai khoáng ở biên giới trên đất liền, bờ biển, thềm lục địa, đảo và những vùng nhạy cảm về an ninh quốc gia, khu bảo tồn, văn hoá…và khai thác mỏ nằm trên các đỉnh đồi núi cao, khai thác khoáng sản độc hại.

Điều 25. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản

Cần có qui định hạn chế hoặc cấm khai thác khoáng sản ở dọc biên giới trên đất liền bờ biển, thềm lục địa, đảo, trên đỉnh đồi núi cao, trong các khu vực bảo tồn và khu vực nhạy cảm về an ninh và văn hoá; khai thác khoáng sản độc hại

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Một số ý kiến về Luật Khoáng Sản sửa đổi (07/2010)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.