Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Công trình xây dựng Dự án 7

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 59

Số lượt truy cập: 21,914,349

10 công trình KHCN trọng điểm của Vinacomin giai đoạn 2011-2015 (18/08/2011)

V ới mục tiêu đổi mới về căn bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ (KHCN), phù hợp với chủ trương chính sách phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành, từng bước hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ, tạo ra một bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của thực tế sản xuất trong quá trình phát triển của ngành Than - Khoáng sản; nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ để đạt trình độ trung bình tiên tiến trên thế giới vào giai đoạn 2015 2020, xây dựng đội ngũ khoa học và công nghệ trình độ cao, đủ sức tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Tập đoàn và Nhà nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các luận cứ khoa học phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành than, khoáng sản, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống các phòng thí nghiệm; nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm đổi mới công nghệ sản xuất, tạo ra sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ, đảm bảo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp; tập trung nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu của Tập đoàn... Theo báo cáo của Ban Khoa học Công nghệ và Chiến lược phát triển tại Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006 – 2010 , phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2015 , Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã xây dựng 10 chương trình KHCN cho giai đoạn   2011 - 2015 và hướng đến 2020, bao gồm:

1- Chương trình cơ giới hóa và hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản:

Tập trung nghiên cứu và phát triển áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khấu than trong các lò chợ dài, lò chợ ngắn ở hầu hết các mỏ than hầm lò với mục tiêu tăng gấp hơn 2 lần năng suất lao động và sản lượng lò chợ đã đạt được hiện nay bằng công nghệ nổ mìn, chống lò bằng các loại giá thủy lực di động trong cùng một điều kiện; phát triển áp dụng rộng rãi các đồng bộ thiết bị đào lò bằng dàn khoan, máy bốc xúc hoặc bằng máy liên hợp đào lò với đồng bộ dây chuyền vận tải phù hợp để tăng tốc độ đào lò đá trên 100 mét/tháng, áp dụng rộng rãi các loại vì neo bêtông cốt thép, neo dẻo cốt thép, bêtông phun ở các đường lò; giải quyết hiệu quả, an toàn vấn đề vận tải, đổ thải, thoát nước cũng như mối quan hệ khai thác hầm lò - lộ thiên đối với các mỏ lộ thiên xuống sâu và khai thác hầm lò dưới đáy các mỏ lộ thiên.

2 - Chương trình phát triển công nghệ tuyển, chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sử dụng than và các loại khoáng sản:

Tiếp tục phát triển áp dụng công nghệ tuyển huyền phù tự sinh, huyền phù manhetit, bàn đãi khí, máy lắng lưới chuyển động… để tận thu than trong bã sàng và than nguyên khai chất lượng thấp; tăng cường nghiên cứu và đưa vào áp dụng các thiết bị tiên tiến thu hồi cấp hạt mịn như máy tuyển đa trọng lực (Knelson, Falcon…) để tận thu triệt để cấp hạt mịn trong quặng nguyên khai và các bãi thải trước đây như thu hồi khoáng vật nặng đuôi thải nhà máy tuyển   đồng Sin Quyền, thu hồi thiếc hạt mịn tại các bãi thải Sơn Dương, Bắc Lũng (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An), Tĩnh Túc (Cao Bằng)…; tập trung nghiên cứu lựa chọn công nghệ tiên tiến phù hợp để tuyển sâu các loại quặng bauxit, sắt, titan…

3 - Chương trình thiết kế, chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy, thiết bị điện, điện tự động hóa:

Tập trung nghiên cứu, đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ sửa chữa và công nghệ chế tạo ở các nhà máy cơ khí, đặc biệt ở các khâu kiểm soát chất lượng vật liệu và sản phẩm, khâu đúc, hàn, gia công cơ khí…; đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo được số lượng lớn các chủng loại phụ tùng, thiết bị, đồng bộ thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất chính ở các mỏ lộ thiên, hầm lò, nhà máy tuyển, kho, cảng, nhà máy điện…

4 - Chương trình giảm thiểu và phòng chống ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên và quá trình khai thác mỏ, đảm bảo sản xuất an toàn: Tăng cường nghiên cứu các giải pháp ổn định bờ mỏ lộ thiên sâu, nghiên cứu dịch động đá mỏ và bề mặt đất đá do ảnh hưởng của khai thác hầm lò, ứng dụng công nghệ kiểm soát nước mỏ, ngăn ngừa nguy cơ bục nước, kiểm soát khí mỏ, áp lực mỏ, cháy mỏ trong quá trình khai thác các mỏ hầm lò.

5 - Chương trình khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên than - khoáng sản:

Nghiên cứu công nghệ thu hồi và sử dụng khí mêtan trong quá trình khai thác mỏ, nghiên cứu sử dụng đá xít từ quá trình sàng tuyển than ở các mỏ và nhà máy tuyển để sản xuất điện trong các nhà máy điện đốt xít thải, sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch nung, gạch không nung, gốm xây dựng, sỏi làm bêtông nhẹ, dùng đá xít làm vật liệu chèn lò, làm nền đường giao thông, san lấp các khu vực sụt lún do ảnh hưởng của khai thác; nghiên cứu thu hồi cao lanh trong đá xít để chế tạo clorua nhôm pôlime (sử dụng rộng rãi để làm sạch nước và xử lí nước thải công nghiệp) và tổng hợp zeolit nhân tạo (để sản xuất bột giặt), sản xuất sunphat nhôm (sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, làm sạch nước, khử trùng…); nghiên cứu thu hồi pyrit trong đá xít (là nguyên liệu phục vụ sản xuất axit sunphuaric); nghiên cứu sử dụng xỉ thải các nhà máy điện làm gạch không nung, phụ gia xi măng; nghiên cứu   tái sử dụng bùn đỏ từ các nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông).

6 - Chương trình phát triển năng lượng thay thế và vật liệu mới:

Nghiên cứu công nghệ khí hóa than để sản xuất methanol và dầu DME; nghiên cứu phát triển công nghệ than đóng bánh thay thế than cục, than bánh cốc từ than antraxit thay thế than cốc; nghiên cứu   phát triển sản xuất và sử dụng nhiên liệu huyền phù than thay thế dầu, khí đốt cho các nồi hơi công nghiệp, lò sấy vật liệu xây dựng, đốt nồi hơi phát điện; nghiên cứu mồi nổ năng lượng cao đảm bảo kích nổ tốt các loại thuốc nổ nhũ tương …

7 - Chương trình tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ thông tin:

Thực hiện kiểm toán năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng ở tất cả các doanh nghiệp (đầu tư hệ thống tự động kiểm soát các chi phí điện năng, hệ thống định vị toàn cầu GPS quản lí hành trình các phương tiện vận tải trên đường bộ và dưới biển), xây dựng mô hình doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng mạng thông tin toàn Tập đoàn; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí điều hành và kiểm soát các quá trình sản xuất, ứng dụng các phần mềm quản lí phục vụ quản trị doanh nghiệp và kinh doanh, từng bước phát triển ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinacomin.

8 - Chương trình nghiên cứu công nghệ khai thác trong điều kiện đặc biệt :

Tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác than dưới các moong mỏ lộ thiên, dưới các bãi thải mỏ, dưới các lòng suối, hồ nước, đường giao thông, công trình công nghiệp, dân dụng, nhà   ở vùng Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông Hồng; nghiên cứu công nghệ và các giải pháp kĩ thuật đảm bảo khai thác an toàn và hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê, các mỏ bauxite ở Lâm Đồng, Đắc Nông.

9 - Chương trình phát triển mô hình sản xuất sạch hơn, an toàn hơn:

Thực hiện kiểm toán môi trường và kiểm toán an toàn ở các doanh nghiệp trong Vinacomin, áp dụng các giải pháp tổng thể ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và nguy cơ xảy ra mất an toàn ngay từ khâu sản xuất và quản lí.

10 - Chương trình nâng cao năng lực quản lí và tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ:

Đánh giá trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp và toàn Tập đoàn, đào tạo cán bộ khoa học, quản lí, xây dựng các phòng thí nghiệm, hình thành hệ thống quản lí chất lượng, sở hữu công nghiệp, năng lực thông tin, lưu trữ, biên soạn tiêu chuẩn, quy định, quy phạm, hướng dẫn kĩ thuật, nghiệp vụ quản lí…

Trong quá trình triển khai thực hiện , Vinacomin chủ trương phối hợp, kết nối, lồng ghép các chương trình KHCN của mình với các chương trình KHCN do Nhà nước và Bộ Công Thương chỉ đạo như “Chương trình KH&CN trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” do Bộ Công Thương quản lý giai đoạn 2010 2015”; Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt số 159/2008/QĐ-TTg ngày 4/12/2008; Chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực” do Bộ KH&CN quản lý; Các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước (KC, KX); Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình sản phẩm trọng điểm quốc gia; Chương trình phát triển thị trường công nghệ…

Thực hiện thành công các Chương trình KHCN đã đề ra, đảm bảo Vinacomin sẽ đạt được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực, trở thành một trong những trụ cột an ninh năng lượng của quốc gia, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, góp phần đưa Việt Nam hội nhập quốc tế, trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong tương lai./.

ĐTM
Nguồn: Thông tin KHCN Mỏ 7/2011

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • TIỀM NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG MỎ THẠCH ANH CỦA HÀ TĨNH (06/2011)
  •  
  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN NỔI THAN CÁM MÙN MỎ THAN HÀ TU (06/2011)
  •  
  • GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH BỜ MỎ ĐÈO NAI (06/2011)
  •  
  • NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN-VINACOMIN (06/2011)
  •  
  • VẤN ĐỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁC MỎ THAN LỘ THIÊN QUẢNG NINH (06/2011)
  •  
  • ĐỀ XUẤT KIỂU CẤU TRÚC LỖ KHOAN THU HỒI KHÍ MÊTAN Ở CÁC MỎ THAN HẦM LÒ (06/2011)
  •  
  • NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU TRONG CÔNG NGHIỆP NỔ MÌN (06/2011)
  •  
  • GIẢI THUẬT GENETIC TRONG ĐIỀU HÀNH VẬN TẢI TRÊN MỎ LỘ THIÊN (06/2011)
  •  
  • KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ĐỊA TIN HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (06/2011)
  •  
  • ĐỀ XUẤT KIỂU CẤU TRÚC LỖ KHOAN THU HỒI KHÍ MÊTAN Ở CÁC MỎ THAN HẦM LÒ (06/2011)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai
    Lê tôn vinh trí thức KHCN tiêu biêu năm 2022
    Hội thảo về Dự án mỏ sắt Thạch Khê
    Chủ tịch HĐTV TKV thăm Cty Nhôm Đác Nông
    Rusal với việc Rio kiểm soát nhà máy tinh luyện alumin tại Queensland

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: TS. Nguyễn Bình.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.