Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Đoàn ủy ban quốc phòng làm việc với công ty Nhôm Nhân Cơ

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 55

Số lượt truy cập: 21,914,520

10 mỏ kim cương khủng nhất thế giới (20/08/2011)

Tạp chí Wall Street vừa đưa ra danh sách 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới trong dựa trên số carat kim cương đã sản xuất được trong năm vừa rồi.

Khai thác kim cương là một trong những ngành công nghiệp bí ẩn nhất trên thế giới. Trong đó, bốn công ty khai thác kim cương lớn nhất trên thế giới là De Beers Group, Alrosa, Rio Tinto và BHP Billiton và toàn bộ công việc kinh doanh của các tập đoàn kim cương khổng lồ này vẫn nằm trong vòng bí mật cho đến tận bây giờ.

Để thống kê và đưa ra danh sách 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới này, Wall Street Journal đã phải nghiên cứu nhiều tài liệu do các công ty khai thác công bố, các tạp chí, website, cũng như thông tin từ tờ tuần báo Rapaport Diamond Report. Năm 2010, các công ty khai thác đã sản xuất hơn 133 triệu carat kim cương, và bán với tổng giá trị là 12 tỷ USD, theo báo cáo của Kimberley Process Certification Scheme. Năm nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới là Nga, Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi và Canada, chiếm hơn 75% tổng sản lượng kim cương trên toàn thế giới.

Về độ quý hiếm, kim cương vượt xa vàng. Trong lịch sử loài người, có khoảng 175.000 tấn vàng đã được khai thác. Nhưng tổng lượng kim cương thô đã được khai thác chỉ khoảng 500 tấn, chỉ chiếm khoảng 20-30% trong số các loại đá quý.

Giá trị của độ quý hiếm thể hiện ngay ở sự khác biệt giữa giá vàng – hiện đang ở quanh ngưỡng 1.800 USD/ounce và giá 1.800 USD mỗi carat cho một loại kim cương tại mở mỏ Letseng ở Lesotho. 5 carat kim cương bằng 1 gram, và khoảng 30 gram bằng 1 ounce. Vậy giá của kim cương là 270.000 USD/ounce. Cho dù mức giá kim cương trung bình của năm 2010 là 90 USD mỗi carat, nhưng một ounce kim cương vẫn đắt gấp 3 lần so với vàng cùng khối lượng đó.

Trong những năm 1990, giao thương kim cương đã chịu nhiều ảnh hưởng do tình trạng bất ổn tại Tây và Trung Phi. Báo chí khi đó còn gọi các loại đá quý là “kim cương máu”, hay "kim cương xung đột”. Năm 2003, Hiệp hội Kimberley Process đã ra đời, theo đó kim cương sẽ được chứng nhận và dán nhãn có xuất xứ hợp pháp từ các mỏ kim cương không có xung đột. Doanh số bán kim cương xung đột đã giảm xuống dưới 1% trên toàn thế giới, dù cho những vấn đề về chấp nhận kim cương của Zimbabwe vẫn chưa được quyết định.

Dưới đây là danh sách 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới trong năm 2010. Xếp hạng dựa trên số carat kim cương đã được sản xuất từ những mỏ này.

10. Kimberley , Nam PhiSố carat: 100.000 (2010)

Mỏ kim cương Kimberley của Nam phi được đưa vào khai thác năm 1871. Hoạt động bề mặt của mỏ chấm dứt vào năm 1914 và chấm dứt hoạt động khai thác ngầm vào năm 1995. Năm 2007, chủ nhân đầu tiên của mỏ Kimberley đã bán quyền khai thác mỏ ngầm cho công ty Petra. Trong năm 2010, Petra đã sản xuất khoảng 100.000 carat kim cương từ mỏ này. Còn De Beer tái xử ký gần 5,5 tấn đá bề mặt mở và thu được 823.000 carat.

9. Letlhakane , Botswana Số carat: 1,2 triệu (2010)

Mỏ Letlhakane thuộc sở hữu của công ty Debswana, một công ty liên doanh giữa tập đoàn De Beers và chính phủ Botswana. Mỏ này đi vào hoạt động năm 1975. Năm 2010, công ty này đã xử lý 3,3 tấn đá và sản xuất 1,2 triệu carat kim cương. Đây là mỏ kim cương sâu nhất của công ty Debswana, nằm gần mỏ Orapa.

8. Finsch, Nam Phi Số Carat: 1,3 triệu

Mỏ kim cương Finsch tại Nam Phi đã từng thuộc sở hữu của tập đoàn De Beers, nhưng hiện nay nó là tài sản của công ty tư nhân Petra. Mỏ này đi vào hoạt động năm 1978 và là mỏ lớn thứ 2 tại Nam Phi về sản lượng. Ước tính đã có 1,3 triệu carat kim cương đã được sản xuất từ mỏ này trong năm 2010. Công ty Petra ước đoán vẫn có thể khai thác thêm 26,6 triệu carat từ đây.

7. Ekati, CanadaSố Carat: 3 triệu

Mỏ Ekati nằm ở phần lãnh thổ phía tây bắc Canada và 80% thuộc sở hữu của BHP Billiton. Công ty Mỏ này bắt đầu hoạt động từ năm 1998. Năm 2010, đã có 4,93 triệu tấn đá được xử lý với tỷ lệ khoảng 1 carat kim cương trên mỗi tấn đá. Trên tổng sản lượng kim cương hàng năm trên toàn thế giới, mỏ Ekati chiếm khoảng 3% về khối lượng và 9% về giá trị. BHP ước tính mỏ Ekati chứa khoảng 0,3 carat trên mỗi tấn đá. Năm 2010, mỏ này đã sản xuất được 3 triệu carat kim cương.

6. Venetia , Nam PhiSố Carat: 4,3 triệu

Mở Venetia tại Nam Phi thuộc sở hữu của De Beers. Mỏ này được đưa vào hoạt động năm 1992 và hiện chiếm 40% tổng sản lượng kim cương của Nam Phi. Năm 2010, mỏ này đã có 4 triệu tấn đá được xử lý với tỷ lệ 1,1 carat kim cương trên một tấn đá. Và trong năm này, mỏ Venetia đã sản xuất được 4,3 triệu carat.

5. Diavik, CanadaSố Carat: 6,5 triệu

Mỏ Diavik nằm ở phần lãnh thổ phía tây bắc Canada. 60% mỏ này thuộc sở hữu của công ty Rio Tinto. Mỏ Diavik được đưa vào hoạt động từ năm 2003, tuy nhiên theo dự tính mỏ này sẽ sớm được đưa vào khai thác hoàn toàn dưới lòng đất vào năm tới. Năm 2010, sản lượng khai thác của mỏ Diavik đã 6,5 triệu carat. 4. Catoca, AngolaSố carat: 7,5 triệu (2009)

Mỏ Catoca nằm ở Angola và thuộc sở hữu của nhiều công ty: Alrosa (Nga), Odebrecht ( Brazil), Daumonty ( Israel) và công ty khai thác kim cương của chính phủ Angola, được đưa vào khai thác từ năm 1997. Nhờ kết cấu địa chất đặc biệt nên mỏ này chiếm phần lớn trong tổng sản lượng kim cương khai thác được trên thế giới. Mỏ này được dự đoán có thể khai thác được 60 triệu carat, 35% trong số đó là đã quý chất lượng cao.

3. Orapa, BotswanaSố carat: 9,53 (2010)

Mỏ Orapa là một tài sản khác của công ty Debswana, đi vào hoạt động năm 1971. Trong năm 2010, đã có gần 13 triệu tấn đã được xử lý với tỷ lệ 1,3 carat/tấn. Và trong năm này, mỏ Venetia đã sản xuất được 9,53 triệu carat.

2. Argyle, AustraliaSố carat: 9,8 triệu (2010)

Mỏ Argyle năm ở phía tây bắc Australia và thuộc sở hữu của công ty Rio Tinto. Mỏ bắt đầu hoạt động từ năm 1985 và cho đến năm 2010 đã sản xuất được trên 750 triệu carat. Mặc dù kim cương hồng chỉ chiếm 0,01% tổng sản lượng khai thác của mỏ, nhưng đây vẫn mỏ kim cương hồng lớn nhất trên thế giới. Năm 2010, mỏ Argyle đã sản xuất được 9,8 triệu carat.

1. Jwaneng, BotswanaSố carat: 11,5 triệu (2009)

Mỏ Jwaneng cũng thuộc sở hữu của công ty Debswana, và đi vào hoạt động tằ năm 1982. Hiện mỏ này chiếm 60-70% tổng doanh thu của Debwana. Tập đoàn De Beers cũng khẳng định Jwaneng là mỏ kim cương lớn nhất trên thế giới. Năm 2009, đã có 8,2 tấn đá được xử lý, và sản xuất được 11,5 triệu carat. Tại đây, người ta thu được gần 1,5 carat trên mỗi tấn đá.
Tuyến Nguyễn
Nguồn: Vnexpress.

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Nguyên liệu chiến lược (04/2011)
  •  
  • Vật liệu nanomet (11/2010)
  •  
  • 5 ngọn núi phun lửa lâu nhất hành tinh (11/2010)
  •  
  • Ảnh vũ trụ ấn tượng trong tuần (11/2010)
  •  
  • Thiên nhiên ngẫu hứng (10/2010)
  •  
  • 10 hang động tuyệt mỹ (10/2010)
  •  
  • Những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử (08/2010)
  •  
  • Sét 'song sinh' (07/2010)
  •  
  • Những chuyến di cư vĩ đại (06/2010)
  •  
  • 'Hố địa ngục' hình thành thế nào? (06/2010)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai
    Lê tôn vinh trí thức KHCN tiêu biêu năm 2022
    Hội thảo về Dự án mỏ sắt Thạch Khê
    Chủ tịch HĐTV TKV thăm Cty Nhôm Đác Nông
    Rusal với việc Rio kiểm soát nhà máy tinh luyện alumin tại Queensland

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: TS. Nguyễn Bình.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.