Vài người coi đất hiếm là một phương thuốc đột qụỵ của Trung Quốc, còn những người khác lại coi là một sự giám sát gây sốc của Mỹ.
Và trong khi sự thật nằm ở chính giữa, thực tế vẫn là Mỹ bây giờ phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc đối với một số linh kiện quan trọng nhất của ngành công nghiệp vũ khí quân sự của Mỹ.
Laser và nam châm là những linh kiện quan trọng trong các hệ thống vũ khí hiện đại trên toàn thế giới, được sản xuất bằng nguyên liệu đất hiếm nhập khẩu duy nhất từ Trung Quốc.
Neodymium được dùng để sản xuất ra những viên nam châm nhỏ bé cho các hệ thống vây đuôi của tên lửa và bom thông minh, hệ thống vệ tinh, và nam châm cho động cơ điện hybride cho tầu hải quân. Samarium được kết hợp với cobalt để sản xuất nam châm cho các hệ thống dẫn hướng của xe tăng và tầu hải quân loại Aegis. Trong khi đó ytterbium được sử dụng trong chế tạo cấu kiện cho các hệ thống dẫn bằng tia laser của xe tăng và tên lửa.
Chế biến đất hiếm
Nước Mỹ đã nắm giữ một vị trí-mà bây giờ Trung Quốc đang độc quyền-chế biến đất hiếm cho quốc phòng, thật là khó hiểu làm sao Mỹ có thể bỏ đất hiếm chỉ để lo an toàn cho việc truy cập dầu mỏ của nước này.
Càng ngạc nhiên hơn Mỹ có nhiều tài nguyên đất hiếm để khai thác. Mặc dù Trung Quốc nắm giữ tới 36 % tài nguyên đất hiếm thế giới, Mỹ chỉ có 13 % thôi cũng đã ở vị trí thứ hai rồi.
Tới 10-20 năm vừa qua, Mỹ có khả năng tự cung cấp hai nguyên liệu thô và chế biến thành linh kiện cho các hệ thống quân sự hiện đại của mình rồi. Tuy nhiên từ đó, vấn đề chính đối với các nhà khai thác và chế biến đất hiếm Mỹ là các mỏ của Mỹ có trữ lượng thương mại không vượt qua được những khó khăn. Cùng với việc chi phí sản xuất gia tăng trong chế biến các nguyên tố đất hiếm thành kim loại và từ đó chế tạo thành các linh kiện kỹ thuật cao, đã đẩy ngành công nghiệp đất hiếm Mỹ ra ngoài rìa và hướng vào Trung Quốc-nước này lại âm thầm phát triển mạnh việc khai thác và chế biến đất hiếm từ 1986 thành một quốc gia độc quyền như ngày nay.
Tạo dựng lại một ngành công nghiệp đất hiếm Mỹ
Cô ta xuất khẩu và sản xuất mà Trung Quốc áp đặt ra trong năm 2006 hình như cuối cùng đã làm cho chính quyền Mỹ bừng tỉnh. Trung Quốc hạn chế xuất xuất tới 30.258 tấn trong năm 2010, và cũng giữ gần như vậy trong năm 2011 là 30.246 tấn. Đáp lại, tháng 9 năm ngoái Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật hồi sinh các Nguyên liệu quan trọng và Đất hiếm, Luật này khuyên khích nghiên cứu và phát triển cũng như là ủng hộ các công ty sản xuất đất hiếm trong nước. Từ đó đến này,
các công tác pháp lý tiếp theo đã được cả Hạ và Thượng viện thúc đẩy.
Hy vọng những nổ lực mới này sẽ thúc đẩy tái lập một ngành công nghiệp đất hiếm cạnh tranh ở Mỹ.
Molycorp Inc.
– công ty đã một thời là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất Mỹ-đã thông báo rằng công ty sẽ sản xuất gần 20.000 tấn mỗi năm vào năm 2012 từ khi mở lại mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California, và đã xin vay vốn từ Bộ Năng lượng Mỹ.
Đường dài phía trước
Việc này, tuy nhiên, chỉ là bước đi đầu tiên đối với một vấn đề đã kéo dài. Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ của Quốc hội Mỹ đã tuyên bố rằng ngay cả khi Mỹ tái lập đươc một công ty sản xuất đất hiếm, thì công ty này cũng phải mất 15 năm mới lập được một chuỗi dây chuyền cung cấp. Ngoài ra, năng lực trong nước ngay tức thì vẫn còn nhỏ bé để có thể tinh chế đất hiễm và sản xuất linh kiến đất hiếm kỹ thuật cao như nam châm và các linh kiện khác cho ngành quân sự Mỹ.
Trung Quốc không bắt bí Mỹ để đòi tiền chuộc về đất hiếm và cũng có thể không mấy quan tâm làm việc ấy, nhưng vận dụng cách tiến thoái lưỡng nan này là để làm suy nhước vài kẻ khác. “Pentagon đã cực kỳ cẩu thả,”
Peter Leitner
, một cố vấn cao cấp về thương mại chiến lược trước đây của Bộ Quốc phòng Mỹ nói. “Có một loạt những cảnh báo mới đây cho thấy là Trung Quốc sẽ sử dụng đòn bẩy của mình đối với những nguyên liệu này là một vũ khí.”
Trần Minh Huân
Ngu
ồn:
Rare Earth Investing News ,
August 8, |