Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trồngf cây lưu niệm

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 49

Số lượt truy cập: 21,813,424

Những đột phá trong khoa học công nghệ của Tập đoàn Vinacomin (15/04/2013)
Chiến lược phát triển ngành Than đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đặc biệt quan tâm công tác nghiên cứu, quản lý khoa học

Với 10 chương trình khoa học công nghệ (KHCN) trọng điểm nhằm hiện đại hóa các mỏ than, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả… Chiến lược phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đặc biệt quan tâm công tác nghiên cứu, quản lý khoa học.

Những cuộc cách mạng trong KHCN

Đột phá quan trọng nhất là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chuyển từ vì chống gỗ trong hầm lò bằng vì chống thủy lực trong khai thác than, góp phần giảm tổn thất, tăng sản lượng lò chợ từ 50.000 - 60.000 tấn lên 150.000 - 200.000 tấn/năm, có nơi đạt trên 200.000 tấn/năm.

Vinacomin cũng đưa hàng loạt dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại vào lĩnh vực tuyển than, giúp tận thu mỗi năm hàng triệu tấn than còn trong bã sàng, nâng cao chất lượng than nguyên khai, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Đặc biệt, việc đưa hệ thống kiểm soát khí cháy nổ mêtan vào trong hầm lò đã giúp Việt Nam làm chủ các công nghệ đánh giá hàm lượng khí mêtan trong các vỉa than, kiểm soát, phân tích thông gió và quan trắc khí mỏ hầm lò. Việc hình thành Trung tâm An toàn mỏ đã giúp ngành than đưa trình độ công nghệ quản lý khí mỏ của Việt Nam sánh ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới. Nhờ đó, việc xác định độ chứa khí mêtan trong các vỉa than đã được thực hiện tại tất cả các mỏ và được phân loại theo mức độ nguy hiểm về khí; hàng loạt hệ thống tự động quan trắc khí mêtan tập trung đã được thiết kế, lắp đặt và đưa vào hoạt động ở hầu hết các mỏ hầm lò và được kết nối với mạng internet để giám sát từ xa; hệ thống tháo khí mêtan trong vỉa than đã được đưa vào hoạt động tại mỏ than Khe Chàm tháng 3/2012.

10 chương trình KHCN trong thời gian tới

Mục tiêu của Vinacomin thời gian tới là phát triển áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác than và khoáng sản, các giải pháp công nghệ khai thác trong điều kiện địa chất đặc biệt; phát triển công nghệ tuyển, chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sử dụng than và khoáng sản; thiết kế, chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, máy móc, thiết bị điện; các vấn đề về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, an toàn, bảo vệ môi trường, giảm thiểu và phòng chống ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên đến quá trình sản xuất, phát triển năng lượng thay thế và vật liệu mới, sử dụng tiết kiệm năng lượng…

Để thực hiện mục tiêu này, Vinacomin đang tích cực chỉ đạo các đơn vị thực hiện dứt điểm một số nhiệm vụ khcn mang tính đột phá. Khẩn trương triển khai dự án KHCN cấp nhà nước về thiết kế, xây dựng và khai thác thực nghiệm một mỏ hầm lò nhằm tìm lời giải cho việc khai thác than đồng bằng sông Hồng. Cụ thể như công nghệ đào chống và khấu than trong điều kiện đất đá mềm yếu, sự ảnh hưởng của nước mặt và nước sông Hồng đến các công trình mỏ cũng như vấn đề suy thoái nước mặt và nước ngầm, sụt lún bề mặt đất và bảo vệ đồng ruộng, hoa màu và các công trình bề mặt… Đồng thời, nghiên cứu, khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ KHCN sát thực với sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, tiếp cận KHCN tiên tiến của thế giới. Đẩy mạnh cơ giới hóa khấu than trong lò chợ để từ nay đến năm 2015, ở mỗi mỏ có từ 1 - 2 lò chợ cơ giới hóa với công suất tối thiểu đạt 300 - 400 ngàn tấn/năm. Trong các điều kiện địa chất thuận lợi sẽ nâng công suất lò chợ lên 500 ngàn - 1 triệu tấn/năm.

Nguồn: Vinacomin

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Công nghệ tạo bột nhôm kim loại dùng cho luyện hợp kim Ferro bằng phương pháp nhiệt nhôm (03/2013)
  •  
  • Chế tạo thành công và đưa vào sử dụng kíp nổ vi sai phi điện (01/2013)
  •  
  • Tuyển than Cửa Ông ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất (06/2012)
  •  
  • Dùng bùn đỏ xử lý ô nhiễm kim loại trong nước thải (01/2012)
  •  
  • Radar xuyên đất - phương pháp thăm dò điện từ không phá hủy (01/2012)
  •  
  • Than Vàng Danh thân thiện với môi trường (01/2012)
  •  
  • Vinacomin tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường (12/2011)
  •  
  • Sau năm 2014 nước thải mỏ sẽ được xử lý toàn bộ (12/2011)
  •  
  • Ứng dụng của các hạt nano vàng trong công nghiệp hóa chất (11/2011)
  •  
  • Công trình trạm xử lý nước thải ở Cọc Sáu (11/2011)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai
    Lê tôn vinh trí thức KHCN tiêu biêu năm 2022
    Hội thảo về Dự án mỏ sắt Thạch Khê
    Chủ tịch HĐTV TKV thăm Cty Nhôm Đác Nông
    Rusal với việc Rio kiểm soát nhà máy tinh luyện alumin tại Queensland
    Trung Quốc chấp thuận mỏ than lớn khai thác trong 97 năm

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.