Để khai thác dầu từ những giếng dầu dưới đáy biển, các công ty dầu mỏ phải có những kỹ thuật khoan để khai thông dòng dầu
Các loại hoạt động dầu mỏ ngoài khơiBottom of Form
Hoạt động khoan thay đổi tùy theo loại giàn khoan được sử dụng để tiếp cận nguồn dầu mỏ, loại dầu mỏ đang được thu hồi và chiều sâu nước. Các công ty năng lượng đang thăm dò dầu mỏ trên khắp các đại dương, khoan ở vùng nước sâu từ 3.000 đến trên 10.000 feet.
Giếng khoan ngoài khơi cũng tương tự như các giếng trên đất liền. Đối với những giếng dầu mà giàn khoan đóng vai trò như một đảo nhân tạo, thì thành lỗ giếng được rút lên từ giếng và sử dụng một thiết bị sản xuất và đầu giếng khoan giống như trên đất liền. Tuy nhiên để khoan các giếng dưới biển sâu ở đáy biển người ta cần nhiều thiết bị sản xuất và khoan đặc biệt hơn. Các giàn khoan cố định được xây dựng ở các vị trí trên đáy đại dương và có một số đầu giếng khoan.
Khoan dầu mỏ ngoài khơi bắt đầu từ Vịnh Mexico
Từ cuối những năm 1800 các công ty dầu mỏ đã bắt đầu khoan ở đại dương, không phải mãi tới tháng 3 năm 1938 cấu trúc đơn lẻ đầu tiên được lắp đặt ở đại dương để khoan giếng dầu mỏ đầu tiên. Giếng này nằm trong Vịnh Mexico cách bờ biển Louisiana trong lô Creole 1,5 hải lý.
Giếng dầu có công suất khai thác đầu tiên được công ty Kerr-McGee Oil Industries khoan trong năm 1947, nằm cách bờ biển Louisiana 10,5 hải lý trong khu vực Ship Shoal.
Hoạt động thăm dò tiếp tục tiến xa ngoài khơi
Các hoạt động dầu khí ngoài khơi tiếp tục tiến xa hơn ra ngoài đại dương và những vùng nước sâu hơn bởi vì các công ty năng lượng muốn tránh hoạt động ở những khu vực rủi ro địa chính trị như là Trung Đông và Châu Phi. Tuy nhiên, các công ty càng tiến xa bờ hơn thì càng gặp vùng nước sâu hơn, chi phí hoạt động sẽ cao hơn. Hoạt động khoan ở vùng nước sâu hơn 7.000 feet chi phí trung bình có thể lên đến 500.000 đô la mỗi ngày. Những dự án vùng nước nông hơn thì chi phí khoảng 300.000 đến 400.000 đô la mỗi ngày.
Các khu vực có các mỏ mỏ lớn ngoài khơi
Đối với nước Mỹ thì Vịnh Mexico là một nguồn chủ yếu cung cấp dầu mỏ cho nội địa. 80 % sản lượng dầu mỏ nội địa là từ các giếng dầu ở những vùng nước sâu của Vịnh Mexico. Về phương diện quốc tế thì hơn 70 % các phát hiện dầu mỏ quan trọng là ở vùng nước sâu kể từ năm 2007.
Ngày nay, 3 khu vực dầu mỏ lớn nhất ngoài khơi nằm ngoài bờ biển của Saudi Arabia và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Khu vực các mỏ dầu ngoài khơi Safaniya-36 tỷ thùng dầu có thể khai thác được.
Khu vực các mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới nằm cách xa Dharan, Saudi Arabia trong Vịnh Ba Tư 165 hải lý về phía bắc. Trong số 50 tỷ thùng dầu, thì có thể khai thác được 36 tỷ thùng.
Khu vực này được phát hiện trong năm 1951, hiện thuộc sở hữu và điều hành của công ty nhà nước
Saudi Arabian Oil Co
. Công ty này cũng là công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, công ty có trữ lượng tới 260 tỷ thùng dầu trong năm 2012. Công xuất khai thác tại khu vực Safaniya có thể đạt tới 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Dầu nằm sâu từ 4.000 đến 7.000 feet.
Khu vực các mỏ dầu ngoài khơi Thượng Zakum-21 tỷ thùng dầu có thể khai thác được.
Khu vực dầu ngoài khơi này nằm trong Vịnh Ba Tư và thuộc sở hữu của
Abu Dhabi National Oil Company
(28 %) và Oil Development Company Nhật Bản (12 %). Nhà nước nắm giữ 60 % cổ phần. Khu vực các mỏ dầu nằm cách xa UAE 50 hải lý về phía tây bắc và được phát hiện trong năm 1963. Dầu được khai thác sau 5 năm phát hiện và khai thác 500.000 thùng mỗi ngày.
Khu vực các mỏ dầu ngoài khơi Manifa-13 tỷ thùng có thể khai thác được,
Khu vực này cũng nằm trong Vịnh Ba và được phát hiện trong năm 1957, nằm ở ngoài bờ biển Saudi Arabia. Ở đây mỗi ngày khai thác được 200.000 thùng dầu.
Công ty Saudi Arabian Oil bắt đầu hoạt động tại vùng này trong năm 2012. Công ty có 13 giàn khoan cố định trong khu vực và vào năm 2014, khi các mỏ dầu ở đây đi vào khai thác đầy tải, thì khu vực này khai thác mỗi ngày được
900.000 thùng dầu
.
3 khu vực trên cùng với khu vực các mỏ dầu ngoài khơi biển Capia và khu vực các mỏ dầu Lula ở Lưu vực Santos của Brazil tại Nam Thái Bình Dương sẽ lập thành 5 khu vực có các mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới.
Trần Minh Huân
|