Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Đ/c Huỳnh Đức Hòa - Bí thư, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng thăm Dự án

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 57

Số lượt truy cập: 21,914,283

10 quốc gia sản xuất kẽm hàng đầu thế giới năm 2013 (10/07/2014)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kẽm là một kim loại quan trọng, có nhiều ứng dụng như để mạ, sản xuất pin, và là một vật liệu chống mòn, ứng dụng trong vài công nghệ năng lượng tái tạo

Cục Địa chất Mỹ (USGS) cho biết sản lượng kẽm toàn cầu năm 2013 không thay đổi lắm, đạt 13,5 triệu tấn, trong khi kẽm tinh luyện tăng 3 % và đạt 13 triệu tấn. Trong khi đó tiêu thụ kẽm tăng 5 %, đạt 12,9 triệu tấn.

Trung Quốc đứng đầu khai thác kẽm, tiếp đến là Peru và Australia. Công ty sản xuất kẽm nhiều nhất là Nyrstar , một liên kết giữa công ty Australia và Bỉ. Tuy nhiên, những mỏ kẽm lớn nhất trên thế giới thuộc về các công ty Hindustan Zinc , MMG & NANA và Teck Resources.

Sau đây là 10 quốc gia khai thác kẽm lớn nhất theo USGS:

Top of Form

1. Trung Quốc

Sản lượng khai thác: 5 triệu tấn

Trung Quốc là quốc gia sản xuất kẽm lớn nhất thế giới với sản lượng 5 triệu tấn trong 2013, trong khi đó năm 2012 mới đạt 4,9 triệu tấn.

Điều thú vị là, theo Bloomberg: mặc dù tăng sản xuất như vậy, nhưng 8 năm trước đó nước này thâm thụt sản xuất kẽm nhiều nhất. Ở Trung Quốc, kẽm được sử dụng trong sản xuất tủ lạnh, ô tô, laptop và các sản phẩm khác chứa kẽm.

2. Australia

Sản lượng khai thác: 1,4 triệu tấn

Năm 2012, Australia sản xuất được 1,51 triệu tấn, nhưng trong 2013 giảm xuống còn 1,4 triệu tấn.

Nước này có nguồn tài nguyên kẽm kinh tế lớn nhất thế giới theo Cục Địa chất Australia, chiếm tới ¼ nguồn tài nguyên kinh tế toàn cầu. Gần 2/3 tài nguyên kẽm của Australia nằm ở bang Queensland, mặc dù khai thác kẽm diễn ra ở khắp các bang chỉ trừ bang Victoria và Vũng Lãnh thổ Bắc.

Mỏ kẽm Century ở Tây Bắc bang Queensland là một trong những mỏ khai thác kẽm lớn nhất thế giới và là mỏ lộ thiên lớn nhất ở Australia; tuy nhiên mỏ này sẽ bị đóng cửa vào năm 2016.

Công ty MMG sở hữu mỏ Century. Năm 2014, mỏ này có thể khai thác được 480.000 đến 490.000 tấn kẽm tinh quặng. Mỏ cũng sản xuất chì. Hiện tại, Century đang trong một giai đoạn chuyển đổi — khai thác kẽm lộ thiên sẽ kết thúc trong 2016, và MMG đang nghiên cứu mở rộng hoạt động và bắt đầu quá trình khôi phục mỏ.

Có hai địa điểm ở mỏ Century: bản thân mỏ và tháo nước và hoạt động vận chuyển gần đó. Cả hai địa điểm sẽ đóng cửa trong 2016, nhưng MMG hy vọng sử dụng các thiết bị mỏ hiện tại cho một dự án mới; MMG tìm cơ hội khai thác phosphate, bắt đầu từ khai thác nhỏ hoặc khai thác từ quặng đuôi.

MMGsẽ phải trông nom mỏ trong 30 năm sau khi đóng cửa mỏ để đảm bảo quá trình khôi phục địa điểm mỏ được tiến hành tốt. Mỏ sẽ được bơm nước vào, trong khi các khu vực xung quanh mỏ được trồng cỏ đẻ phát triển chăn nuôi.

3. Peru

Sản lượng khai thác: 1,2 triệu tấn

Năm 2013, Peru đạt sản lượng 1,29 triệu tấn so với 1,28 triệu tấn của năm 2012.

Kẽm có một lịch sử lâu đời ở Peru; thực tế, cư dân bản địa đã khai thác kẽm và chế biến kim loại này từ thế kỷ 10 theo Industrias Electro Químicas. Luyện kẽm hiện đại bắt đầu từ năm 1922 ở nhà máy luyện La Oroya.

4. Ấn Độ

Sản lượng khai thác: 800.000 tấn

Trong 2013, Ấn Độ sản xuất 800.000 tấn so với 758.000 tấn của năm 2012.

Cùng như Peru, kẽm có một lịch sử lâu đời ở Ấn Độ. Kẽm kim loại và kẽm ô xít được sản xuất trong giai đoạn giữa thế kỷ 11 và 14 ở nước này.

Hiện tại, Ấn Độ là quê của công ty Hindustan Zinc, một công ty của tập đoàn Vedanta Resources, một công ty lớn trong lĩnh vực kẽm. Hindustan Zinc sở hữu trọn gói kinh doanh kẽm chì và là một trong những công ty sản xuất kẽm chì lớn nhất thế giới.

Mỏ kẽm Rampura Agucha ở bang Rajasthan, Ấn Độ là mỏ kẽm lớn nhất thế giới. Mỏ khai thác lộ thiên và hầm lò, sản xuất mỗi năm 6,15 triệu tấn quặng, quặng được nghiền thành tinh quặng kẽm và chì. Vào cuối tháng 3, 2013, tổng trữ lượng và tài nguyên của mỏ này khoảng 109,8 triệu tấn, theo Hindustan Zinc.

Công ty Hindustan Zinc trong giai đoạn chuyển sang khai thác hầm lò, sâu 372 m dưới tầng khai thác lộ thiên trong quí 1/2014. Rampura Agucha được đưa vào khai thác từ 1991.

5. Mỹ

Sản lượng khai thác: 760.000 tấn

Năm 2013, Mỹ sản xuất được 760.000 tấn (trị giá 1,6 tỷ đô la) so với 738.000 tấn của 2012.

Mỹ có 4 công ty khai thác 14 mỏ kẽm ở 4 bang.Khoảng 80 % kẽm được sử dụng cho mạ, số còn lại để sản xuất hợp kim đồng đỏ, đồng vàng, và các hợp kim khác có kẽm.

Mỏ Red Dog là mỏ kẽm-chì gần Kotzebue, bang Alaska; mỏ này được phát triển từ 1982theo thỏa thuận giữa NANA, một công ty liên kết giữa bộ tộc Iñupiat ở Tây Bắc Alaska, và một công ty mỏ Canada Teck Resources của Mỹ. Mỏ đem lại 500 chỗ làm việc trong khu vực của bang. Đi vào khai thác từ 1989, Red Doglà một trong những mỏ khai thác tinh quặng kẽm lớn nhất thế giới, chiếm tới 5 % sản lượng kẽm toàn cầu và 79 % sản lượng kẽm ở Mỹ.

Khu vực quặng nguyên thủy của Red Dog được gọi là Mỏ Chính, có 77 triệu tấn đá chứa 17 % kẽm. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động thăm dò mở rộng tới điểm quặng Aqqaluk và Qanaiyaq, làm tăng trữ lượng mỏ lên đến 119 triệu tấn. Khai thác lộ thiên được áp dụng khắp các điểm quặng của mỏ này.

6. Mexico

Sản lượng khai thác: 600.000 tấn

Năm 2013, Mexico đạt sản lượng 600.000 tấn so với 660.000 tấn của năm 2012.

Các bang Chihuahua vàZacatecas là những vùng khai thác kẽm quan trọng nhất ở nước này. Một trong những công ty khai thác lớn của Mexico là Grupo Mexicos.

7. Canada

Sản lượng khai thác: 550.000 tấn

Năm 2013, Canada đạt sản lượng 550.000 tấn so với 641.000 tấn của năm 2012.

Khai thác kẽm liên tục ở nước này bắt đầu trong 1920 với phương pháp tuyển nổi khác nhau để tách tinh quặng kẽm và chì.Ngày nay, các mỏ kẽm hoạt động ở các bang British Columbia, Saskatchewan, Manitoba, Ontario, Quebec, Northwest Territories, Yukon và Nunavut.

8. Bolivia

Sản lượng khai thác: 400.000 tấn

Trong 2013, Bolivia đạt sản lượng 400.000 tấn so với 405.000 tấn của năm 2012.

Nhiều công ty mỏ hoạt động ở Bolivia, và có nhiều mỏ ở khắp nước. Trong 2012, Bolivia quốc hữu hóa Colquiri, một công ty tư nhân thuộc tập đoàn Glencore Xstrata.

9. Kazakhstan

Sản lượng khai thác: 370.000 tấn

Trong 2013, Kazakhstan đạt sản lượng 370.000 tấn so với 371.000 tấn của 2012.

Chính phủ Kazakhstan tin rằng nước họ có lợi thế khai thác kẽm và các kim loại khác phục vụ phát triển đất nước. Đặc biêt, nước này muốn xây dựng các cơ sở cần thiết để trở thành một quốc gia sản xuất kẽm lớn trong ngành công nghiệp sợi kẽm.

Trữ lượng tài nguyên kẽm của nước này chiếm 13 % kẽm thế giới, trữ lượng đã thẩm định chiếm 9,5 % kẽm thế giới.

10. Ireland

Sản lượng khai thác: 330.000 tấn

Trong 2013, Ireland đạt sản lượng 330.000 tấn so với 338.000 tấn của năm 2012.

Mặc dù sụt giảm sản lượng, hoạt động khoáng sản chủ yếu của Ireland tập trung vào kẽm và chì. Có một mỏ kẽm-chì lớn ở Navan, và hai mỏ hầm lò ở Nam trung phần nước này.

Trần Minh Huân

Zinc Investing News: Tuesday October 29, 2013

Zinc Investing News: Tuesday June 3, 2014

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Công nghệ để nâng cấp chất lượng than (07/2014)
  •  
  • Phương pháp mới để sử lý bùn đỏ (05/2014)
  •  
  • 10 quốc gia khai thác vàng hàng đầu thế giới trong năm 2013 (05/2014)
  •  
  • Công nghệ nâng cấp chất lượng than (05/2014)
  •  
  • Khai thác quặng sắt ở Mỹ (05/2014)
  •  
  • Than lignite (02/2014)
  •  
  • 10 công ty khai thác khí thiên nhiên đứng hàng đầu thế giới (12/2013)
  •  
  • 10 công ty khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới năm 2012 (11/2013)
  •  
  • Kỹ thuật khoan dầu mỏ ngoài khơi (10/2013)
  •  
  • Công nghệ bơm tạo ra đứt gãy kiến tạo trong khai thác dầu khí (10/2013)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai
    Lê tôn vinh trí thức KHCN tiêu biêu năm 2022
    Hội thảo về Dự án mỏ sắt Thạch Khê
    Chủ tịch HĐTV TKV thăm Cty Nhôm Đác Nông
    Rusal với việc Rio kiểm soát nhà máy tinh luyện alumin tại Queensland

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: TS. Nguyễn Bình.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.