Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Báo cáo viên từ ĐSQ Australia

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 48

Số lượt truy cập: 21,813,167

Tại sao khai thác than thương mại không giải quyết được vấn đề năng lượng của Ấn Độ  (31/10/2014)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nhiều dấu hiệu Chính phủ Ấn Độ có thể phá bỏ thế độc quyền khổng lồ của Coal India-công cho phép các công ty mỏ nước ngoài khai thác than ở nước này.

Trên trang internet của Bộ Than Ấn Độ ngày 22 tháng 10 đã đăng tải một quyết định, theo đó bất cứ công ty nào ở Ấn Độ có thể được phép khai thác và bán than. Động thái này tháo bỏ một lệnh cấm từ 42 năm nay- Coal India hiện là công ty duy nhất được phép bán than trên thị trường mở, mặc dù các công ty khác được phép khai thác các mỏ than được cấp để chỉ cung cấp cho nhu cầu của công ty minh.

Thay đổi lớn cho thị trường than Ấn Độorm

Mặc dù quyết định trên của Bộ Than không đề cập cụ thể các công ty nước ngoài,một quan chức của Bộ này nói rằng Chính phủ có thể cho phép các công ty nước ngoài khai thác than ở Ấn Độ để giúp giải quyết tình trạng thiếu than của nước này. Ấn Độ nắm giữ 1/5 trữ lượng than thế giới, nhưng vẫn là nước nhập khẩu than lớn thứ 3 toàn cầu, nhiều người đổ lỗi cho sự thất bại của Coal India trong việc tăng sản lượng.

Manish Aggarwal, Giám đốc của công ty tài nguyên và năng lượng KPMG ở Ấn Độ, đánh giá cao động thái của Chính phủ nhằm nâng sản lượng than, ông này nói: “Cái mà Chính phủ thực sự muốn là chúng tôi sẽ tập trung vào than nội địa và năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng … Ấn Độ cần công nghệ, thiết bị mới nhất và kỹ năng quốc tế nếu muốn tăng sản lượng than.”

Tương tự,Aakash Jindal, nhà phân tích thị trường của công ty tư vấn Pure Growth nói với tờbáo Channel NewsAsia, “Chính phủ đang chuyển tới tư hữu hóa. Động thái của Chính phủ có thể làm tăng công suất khai thác để cạnh tranh với các nước khai thác than lớn toàn cầu, như Trung Quốc. Vì thế tôi nghĩ chắc chắn đây là một bước hướng tới cải cách, một bước hướng tới tiến bộ.”

Các công ty như Rio Tinto, BHP Billiton và Peabody Energy chắc chắn quan tâm đến nước này.

Không nhanh đến thế

Tờ baoChannel NewsAsia cho rằng quyết định của Bộ Than vẫn cần vượt qua một số rào cản trong Quốc hội Ấn Độ trước khi trở thành luật. Ngoài ra, thay đổi này đã đối diện với vài chống đối mạnh mẽ từ lĩnh vực khai thác than vốn đã liên kết mạnh mẽ — theo tờMining Weekly, SQ Zama, Tổng Thư ký của Liên đoàn Công nhân Mỏ quốc gia Ấn Độ, thì tin chắc chắn là sự thay đổi về luật pháp này sẽ không được thông qua, ông này nói: “Chúng tôi biết phải đối phó với Chính phủ như thế nào. Trong 1999, khi ấy Chính phủ định sửa đổi Luật Quốc hữu hóa than 1973, nhưng chúng tôi chống đối và ngan cản và bây giờ nó sẽ lại lập lại.”

Trong khi đó, công ty bảo hiểm Macquarie Securities nói rằng Coal India đã thất bại trong việc tăng sản lượng, nhưng vẫn là công ty khai thác than lớn nhất thế giới. Vấn đề chính đối với Ấn Độ không phải là khai thác than, mà là vấn đề vận chuyển. Kết nối các mỏ than rất yếu kém khiến cho tồn tích than ở nhiều nơi và thiếu than, phải nâng cấp hệ thống đường sắt.

Quốc gia có nhiều than mà đói năng lượng này đang mở ngỏ khả năng khai thác than qui mô thương mại cho các công ty nước ngoài, chào đón này có thể không được như mong muốn vào lúc này.

Để đảm bảo, cần phải làm vài thứ gì đó để cung cấp năng lượng cho Ấn Độ, và giải quyết thế độc quyền của Coal India xem ra là một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, cần thay đổi hơn nữa để đảm bảo đáp ứng nhu cầu than ở nước này.

Trần Minh Huân

Nguồn: Coal Investing News: Wednesday October 29, 2014

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Sự kết thúc của dầu mỏ (09/2014)
  •  
  • Thiết bị phát hiện khí di động (08/2014)
  •  
  • Một số cải tiến xe tải hoạt động trong hầm lò (08/2014)
  •  
  • 10 quốc gia sản xuất kẽm hàng đầu thế giới năm 2013 (07/2014)
  •  
  • Công nghệ để nâng cấp chất lượng than (07/2014)
  •  
  • Phương pháp mới để sử lý bùn đỏ (05/2014)
  •  
  • 10 quốc gia khai thác vàng hàng đầu thế giới trong năm 2013 (05/2014)
  •  
  • Công nghệ nâng cấp chất lượng than (05/2014)
  •  
  • Khai thác quặng sắt ở Mỹ (05/2014)
  •  
  • Than lignite (02/2014)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai
    Lê tôn vinh trí thức KHCN tiêu biêu năm 2022
    Hội thảo về Dự án mỏ sắt Thạch Khê
    Chủ tịch HĐTV TKV thăm Cty Nhôm Đác Nông
    Rusal với việc Rio kiểm soát nhà máy tinh luyện alumin tại Queensland
    Trung Quốc chấp thuận mỏ than lớn khai thác trong 97 năm

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.