Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Công tác hoàn nguyên môi trường được triển khai đồng bộ

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 44

Số lượt truy cập: 21,813,577

10 quốc gia sản xuất uranium lớn nhất thế giới trong năm 2013 (19/11/2014)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Gía uranium trên thị trường thế giới có suy giảm, nhưng khai thác uranium không bị ngừng trệ. Sau đây là 10 quốc gia khai thác uranium lớn nhất thế giới trong năm 2013

Kazakhstan

Kazakhstanvẫn là quốc gia khai thác uranium lớn nhất thế giới liên tục trong 5 năm liền. Trong 2013, quốc gia này khai thác và cung cấp tới 28 % uranium của thế giới từ các mỏ của mình, đạt sản lượng 22.574 tấn.

Mỏ lớn nhất của Kazakhstan là mỏ Tortkuduk, thuộc sở hữu của công ty Katco, một liên doanh giữa AREVAvà Kazatomprom.Mỏ này khai thác uranium bằng phương thấm lọc tại chỗ (ISL), và khai thác ra 2.563 tấn trong 2013.

Canada

Canada là quốc gia khai thác uranium lớn thứ 2 thế giới trong 2013, chiếm tới 16 % uranium thế giới từ các mỏ của nước này. Tổng cộng, quốc gia này khai thác 9.332 tấn uranium trong năm ngoái, tăng hơn so với 2012. Đã có thời, Canada là quốc gia khai thác uranium lớn nhất thế giới, nhưng đã để mất vị trị này này và nhường chỗ cho Kazakhstan trong 2009.

Mỏ uranium lớn nhất của Canada là mỏ McArthur River, mỏ này thuộc sở hữu của công ty Cameco. Tại mỏ này khai thác hầm lò và khai thác ra 7.744 tấn uranium trong 2013. Mỏ McArthur River nằm ở vùng Saskatchewan, các mỏ uranium khác của Canada cũng đang được khai thác tại vùng này.

Australia

Khai thác uranium của Australia chiếm tới 11 % lượng uranium thế giới từ các mỏ của nước này trong 2013, đạt mức 6.350 tấn. Mỏ lớn nhất của nước này là mỏ Olympic Dam, thuộc sở hữu của tập đoàn BHP Billiton và khai thác được 3.399 tấn uranium trong 2013. Uranium là một sản phẩm phụ của khai thác hầm lò ở mỏ này. Theo Hiệp hội Năng lượng hạt nhân thế giới, Australia có tài nguyên uranium đã điều tra lớn nhất thế giới, chiếm tới 31 % tổng lượng uranium thế giới.

Niger

Niger khai thác 4.528 tấn uranium trong 2013. Quốc gia này chỉ bắt đầu khai thác uranium qui mô thương mại trong 1971, và sản lượng uranium của Niger đã chiếm tới 7.5 % lượng uranium thế giới từ các mỏ của nước này. Theo Hiệp hội Năng lượng hạt nhân thế giới, các mỏ ở quốc gia này có hàm lượng uranium cao nhất ở Châu Phi, và chính phủ Niger hỗ trợ mạnh mẽ mở rộng ngành công nghiệp khai thác uranium.

Mỏ uranium lớn nhất của Niger là mỏ SOMAIR, thuộc sở hữu của AREVA. Mỏ này khai thác ra 2.730 tấn trong 2013. Cả hai mỏ SOMAIR và COMINAK của Niger đã bị đóng cửa vào cuối 2013 để duy tu và đợi ra hạn giấy phép khai thác.

Namibia

Trong 2013, Namibia khai thác 4.315 tấn uranium. Quốc gia này có hai mỏ uranium lớn, một trong hai mỏ này là mỏ Langer Heinrich. Mỏ Langer Heinrich thuộc sở hữu của công ty Paladin Energy, đây là mỏ lộ thiên, khai thác được 2.098 tấn uranium trong 2013. Khai thác qui mô thương mại ở Namibia bắt đầu trong 1976, khai thác đã gần nửa thế kỷ sau khi uranium được phát hiện ở sa mạc Namib.

Nga

Nga khai thác 3.135 tấn uranium trong 2013. Nga có trữ lượng uranium bằng 10 % trữ lượng uranium thế giới, theo Hiệp hội Năng lượng hạt nhân thế giới. Mỏ Priargunsky, thuộc sở hữu của AtomRedMetZoloto (ARMZ), là một mỏ hầm lò, khai thác 2.133 tấn uranium trong 2013. Đây là mỏ lớn nhất ở Nga. ARMZ là một công ty quốc doanh, nắm quyền khai thác và thăm dò các tài sản uranium giữa giai đoạn 2007 và 2008.

Uzbekistan

Trong 2013, Uzbekistan khai thác 2.400 tấn uranium. Cùng với Kyrgyzsan và Tajikistan, Uzbekistan cung cấp phần lớn uranium cho Nga cho tới khi trở thành quốc gia độc lập trong 1991. Hiện thời, quốc gia này khai thác phần lớn uranium ở các mỏ ở vùng trung phần nước này. Vùng khai thác #5, rộng lớn ở tỉnh Bukhara và cơ sở đầu não ở Zafarabad, là một vùng khai thác lớn nhất, đạt sản lượng tới 2.100 tấn uranium mỗi năm. Các mỏ trong vùng khai thác #5 là Bắc và Nam Bukinay, Beshkak, Istiklol, Kukhnur, Lyavlyakan, Tokhumbet và Nam Sugraly.

Mỹ

Trữ lượng uranium được điều tra của Mỹ được xếp thứ 9 trên thế giới, đạt khoảng 207.400 tấn trữ lượng đảm bảo hợp lý kể từ 2011. Trong 2013, Mỹ khai thác 1.835 tấn uranium. Khai thác uranium ở Mỹ bắt đầu từ những năm 1950 và được Chính phủ Mỹ hỗ trợ. Giờ đây, lượng khai thác uranium ít hơn lượng sử dụng, còn lại thì nhập khẩu; đang có kế hoạch mở rộng khai thác trong nước.

Trong 2013, Mỹ vận hành 6 mỏ khai thác theo công nghệ thẩm lọc tại chỗ (ISL) và 3 mỏ hầm lò. Mỏ khai thác lớn nhất trong 2013 là mỏ Smith Ranch-Highland với công nghệ ISL, thuộc sở hữu của công ty Cameco.

Trung Quốc

Trung Quốc khai thác khoảng 1.450 tấn uranium trong 2013. Quốc gia này muốn tổ chức khai thác 1/3 nhu cầu uranium trong nước, để đạt mục tiêu này Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác. Mỏ uranium lớn nhất của nước này là dự án Fuzhou ở tỉnh Giang Tây. Đây là mỏ hầm lò với công suất khai thác 500 tấn mỗi năm.

Malawi

Năm 2013, Malawi khai thác được 1.132 tấn uranium. Tới giữa 2009, quốc gia này không hề được biết đến là một quốc gia khai thác uranium.Mỏ uranium lớn nhất của Malawi là dự án Kayelekera ở Bắc Malawi, thuộc sở hữu của công ty Paladin Energy. Mỏ này khai thác ra hầu hết uranium của Malawi trong 2013. Mỏ này hiện nay không khai thác, đang được duy tuy khi giá uranium trên thị trường giảm

Trần Minh Huân 

Nguồn: Uranium Investing News: Sunday September 21, 2014 Uranium Investing News: Tuesday September 16, 2014

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • 10 thảm họa mỏ than lớn nhất thế giới (11/2014)
  •  
  • Tại sao khai thác than thương mại không giải quyết được vấn đề năng lượng của Ấn Độ (10/2014)
  •  
  • Sự kết thúc của dầu mỏ (09/2014)
  •  
  • Thiết bị phát hiện khí di động (08/2014)
  •  
  • Một số cải tiến xe tải hoạt động trong hầm lò (08/2014)
  •  
  • 10 quốc gia sản xuất kẽm hàng đầu thế giới năm 2013 (07/2014)
  •  
  • Công nghệ để nâng cấp chất lượng than (07/2014)
  •  
  • Phương pháp mới để sử lý bùn đỏ (05/2014)
  •  
  • 10 quốc gia khai thác vàng hàng đầu thế giới trong năm 2013 (05/2014)
  •  
  • Công nghệ nâng cấp chất lượng than (05/2014)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai
    Lê tôn vinh trí thức KHCN tiêu biêu năm 2022
    Hội thảo về Dự án mỏ sắt Thạch Khê
    Chủ tịch HĐTV TKV thăm Cty Nhôm Đác Nông
    Rusal với việc Rio kiểm soát nhà máy tinh luyện alumin tại Queensland
    Trung Quốc chấp thuận mỏ than lớn khai thác trong 97 năm

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.