Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
Thư của đ/c Tòng Thị Phóng gửi cbcnv nhà máy Nhân Cơ

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 76

Số lượt truy cập: 22,469,627

5 điều cần biết về Coltan (25/08/2016)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Có thể bạn chưa nghe tới từ coltan, nhưng khoáng sản này lại có mặt trong nhiều sản phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày.

Tuy nhiên, khoáng sản này thường là chủ đề nóng bỏng từ nước Cộng hòa Dân chủ Congo đang có sự tranh chấp. Sau đây là 5 thực tế về coltan mà bạn nên biết.

1.Coltan xuất hiện ở nơi nào có tantalum và niobium

Coltan, hoặc còn gọi là columbite-tantalite, là một quặng để người ta tách niobium và tantalum ra. Theo một bản báo cáo năm 2014 của Cục Địa chất Mỹ (USGS), các khoáng sản này thường đi cùng nhau, nhưng chúng có những thuộc tính và ứng dụng rất khác nhau; gần 80 % niobium của thế giới được sử dụng trong sản xuất thép hợp kim thấp, cường lực cao, trong khi đó tantalum lại rất quan trọng cho ngành công nghiệp điện tử.Khoáng sản này thuộc loại hiếm, chỉ chiếm 2 phần triệu trong vỏ Trái đất.

Brazil, Canada và Australia là những quốc gia sản xuất hàng đầu đối với tinh quặng khoáng tantalum và niobium. Tuy nhiên, xét về quặng tantalum được khai thác,Rwanda đứng đầu thế giới(ngay cả mọi người đều biết khoáng sản này ở Rwanda cũng đến từ nhiều nước khác), tiếp theo là Congo. Tại hai nước này, coltan thường được khai thác thủ công.

2. Đây là kim loại quan trọng cho điện thoại thông minh

Khoảng 2/3 tổng lượng tantalum được sử dụng để sản xuất ra tụ điện tử , một linh kiện cơ bản của điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Tantalum đóng góp rất lớn vào việc làm nhỏ kích thước các thiết bị điện tử cầm tay vì nó cho phép tích điện nhiều trong các tụ điện nhỏ. Nói theo cách khác là coltan là một cấu kiện quan trọng trong cuộc sống hiện đại.

Tantalumcũng đặc biệt dẻo và có thể kéo thành sợi dây mỏng mảnh. Bởi vì kim loại này không gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể con người, cho nên tantalum cũng được sử dụng để làm ra các vật dụng giải phẩu, như thay thế xương, như chất kết nối giây thần kinh bị xé rách và như là vật liệu nối gân.

 

3. Coltan được khai thác thủ công

Coltan có thể là một khoáng sản quan trọng đối với ngành điện tử như đã nêu ở trên, nhưng phương pháp khai thác lại chẳng hiện đại tí nào. Như một báo cáo mới đây trong tờ báo Daily Mail, coltan thường được khai thác bằng tay ở Congo, đá và cát quặng được đãi lặng và lọc cho tới khi quặng chìm xuống đáy.

Thậm chí ở mỏ Luwow, bây giờ được coi là một mỏ không có tranh chấp, điều kiện rất khắc nghiệt. Tờ báo cho hay người ta sàng đãi mỗi ngày 12 giờ đồng hồ những chẳng có qui trình an toàn khai thác nào cả.

4. Coltan là một khoáng sản tranh chấp

Nhiều nhà đầu tư không lạ gì về tình trạng khoáng sản đầy tranh chấp này.Theo hãng tin ABC, có những báo cáo cho thấy các nước láng giềng, trong đó có Rwanda, Uganda và Burundi, nhập lậu coltan từ Congo để chi trả cho các cuộc tranh chấp trong khu vực, mặc dù tất cả các nước láng giềng này điều phủ nhận điều này.

“Theo một đánh giá, quân đội Rwandan kiếm được ít nhất cũng $250 triệu trong vòng 18 tháng bằng việc bán coltan, ngay cả khi không có coltan nào được khai thác ở Rwanda,” ABC nói.

Vậy toàn bộ coltan này kết thúc ở đâu? Rất khó xác định được, nhưng các nhà đương chức đang làm hết sức mình để đảm bảo là các công ty điện tử không chi trả cho sự tranh chấp này ở Congo bằng cách mua coltan. Ví dụ như Luật về khoáng sản có tranh chấp của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (một phần của Đạo luật Dodd-Frank) yêu cầu các nhà sản xuất bán ra thị trường chứng khoán phải công khai với các nhà đầu tư liệu bất cứ nguồn tantalum, thiếc, vàng và tungsten đang được sử dụng có phải là nguồn nhập từ Congo không.

Bước tiến xa nữa là Nghị viện Châu Âu trong tháng 5 vừa qua đã quyết định cấm tất cả các sản phẩm có hàm chứa các khoáng sản có tranh chấp. Điều này nói ra là các công ty ở Mỹ phải dần thay đổi như thế nào việc nhập khẩu coltan và các khoáng sản có tranh chấp.

Công ty Critical Elements Corporation Rose Project có một nguồn khoáng sản kim loại đã xác định 26.500.000 tấn, gồm 259.700 tấn ô xít lithium và 9.514.317 pounds pentoxide lantalum, và một nguồn khoáng sản suy báo 10.700.000 tấn, gồm 92.020 tấn ô xít lithium và 3.417.400 pound pentoxide tantalum.

5. Coltan nguy hại tới khỉ đột gorillas

Khai thác coltan cũng gây ra phá hủy lớn đến môi trường sống của khỉ đột gorilla ở Congo. Theo tờ báoCellular News, “Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc cho biết một số lượng lớn khỉ đột sống ở vùng đất thấp phía đông của 7 công viên quốc gia Congo giảm tới 90 % trong 5 năm qua, và hiện nay chỉ còn lại 3.000 con.” Môi trường sống của khỉ đột gorilla đã giảm đi vì các vùng rừng đã bị phát quang để khai thác mỏ.

Ngoài ra, ViệnJane Goodall của Canadacho hay có những báo cáo cho biết các nhóm nổi loạn có vũ trang và thợ mỏ ăn thị khỉ đột, hắc tinh tinh và voi ở công viên quốc gia Kahuzi Biega và khu bảo tồn động vật hoang dã Okapi.

Trần Minh Huân

Investing News• October 27, 2015

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Liệu Thorium có thay thế Uranium trong tương lai? (07/2016)
  •  
  • Các loại quặng đồng: SULFIDE VÀ OXIDE (06/2016)
  •  
  • các loại mỏ Uranium đặc trưng trên thế giới (01/2016)
  •  
  • Các chủng loại graphite vô định hình, vảy và mạch (11/2015)
  •  
  • Phần đuôi quặng vàng- Nguy hại và cơ hội (10/2015)
  •  
  • 10 quốc gia sản xuất uranium lớn nhất thế giới trong năm 2013 (11/2014)
  •  
  • 10 thảm họa mỏ than lớn nhất thế giới (11/2014)
  •  
  • Tại sao khai thác than thương mại không giải quyết được vấn đề năng lượng của Ấn Độ (10/2014)
  •  
  • Sự kết thúc của dầu mỏ (09/2014)
  •  
  • Thiết bị phát hiện khí di động (08/2014)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022
    Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2019
    ĐẠI HỘI CHI BỘ VĂN PHÒNG HỘI MỎ VN NHIỆM KỲ 2020-2022
    Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XXVII tại Sa Pa, Lào Cai

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.