Luxembourg, một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm đến khả năng khai
thác mỏ tại các hành tinh, sẽ chính thức thành lập cơ quan thăm dò vũ trụ đầu
tiên vào tuần tới
Quốc
gia nhỏ bé này là một trong những nước giàu nhất khu vực châu Âu đã sẵn sàng có
một ngành công nghiệp vũ trụ nổi tiếng, đóng một vai trò quan trọng trong việc
phát triển ngành truyền thông bằng vệ tinh, bao gồm cả việc xây dựng lên SES (Société Européenne des Satellites) –
Hiệp hội châu Âu về vệ tinh, một trong các công ty dịch vụ về vệ tinh lớn nhất
thế giới.
Hiện
nay, quốc gia này mong muốn trở thành trung tâm khai thác vũ trụ của châu Âu. V
ì thế, không giống cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, NASA, LSA sẽ không tiến hành
nghiên cứu hay phóng tàu vũ trụ. Mục đích của cơ quan này là đẩy mạnh sự hợp
tác giữa các lãnh đạo của những dự án kinh tế trong ngành vũ trụ, các nhà đầu
tư và những đối tác khác.
Theo
ông Paul Zenners, cố vấn chính phủ, cơ quan nói trên cũng sẽ quản lý mọi chương
trình vũ trụ quốc gia và những liên quan đến Cơ quan vũ trụ châu Âu - European
Space Agency (ESA), mà quốc gia này là một thành viên.
Kể
từ năm 2016, khi Luxembourgchính thức thông báo về sáng kiến khuyến khích
khai thác khoáng sản tại các hành tinh, đến nay chương trình này đã được phát
triển mạnh mẽ.
Vào
năm đó, chính phủ đã đạt được một thỏa thuận với một công ty của Mỹ, công ty
Deep Space Industries, tiến hành những cuộc thăm dò nước và khoáng sản trong vũ
trụ. Hai bên hiện đang triển khai Prospector-X, một tàu vũ trụ thử nghiệm loại nhỏ
nhằm thử nghiệm các công nghệ về thăm dò và khai thác khoáng sản tại các hành
tinh gần trái đất sau năm 2020.
Ngay
sau đó, Luxembourg đã thông báo việc mở một mức tín dụng 200 triệu € đỗi với
các công ty khai thác vũ trụ nhằm xây dựng các cơ quan đầu não châu Âu trong
biên giới khu vực này.
Thông
báo này được đưa ra ngay sau khi chính phủ nước này mua lại được cổ phần chính
của công ty khai thác mỏ vũ trụ của Mỹ Planetary Resources với giá 25 triệu €.
Mục tiêu của việc đầu tưa này là giúp đỡ Redmond, một công ty của Mỹ trong việc
thăm dò vũ trụ với mục tiêu thương mại đến năm 2020.
Đến
nay, các nhà địa chất học đều tin tưởng rằng các hành tinh đều sở hữu các tài
nguyên quặng sắt, niken và kim loại quý có hàm lượng cao gấp nhiều lần so với
trên trái đất, tạo ra mộ thị trường giá trị hàng ngàn tỷ USD./.
Trung Nguyễn
Nguồn:
MINING.COM.Online, ngày 10/9/2018 |