Trang chủ         Khoa học & Công nghệ mỏ         Tin tức - Sự kiện         Giá cả thị trường khoáng sản         Các công trình nghiên cứu [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
Diễn đàn, trao đổi
International Cooperation
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH
TS. Trần Xuân Hòa - Chủ tịch Hội phát biểu khai mạc Hội nghị

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 68

Số lượt truy cập: 25,719,666

Những quốc gia có mức độ rủi ro cao trong khai thác mỏ (31/03/2019)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo báo cáo Chỉ số Chủ nghĩa dân tộc Tài nguyên có 30 quốc gia có mức tăng đáng kể trong hệ đo rủi ro chủ nghĩa dân tộc tài nguyên trong năm qua, 

Theo báo cáo Chỉ số Chủ nghĩa dân tộc Tài nguyên - Resource Nationalism Index (RNI) mới nhất của cơ quan tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft, có tổng cộng 30 quốc gia đã được ghi nhận có mức tăng đáng kể trong hệ đo rủi ro chủ nghĩa dân tộc tài nguyên trong năm qua, 21 nước trong số đó đang được xem là những hộ khai thác dầu, khí và tài nguyên hàng đầu.

Mục tiêu của RNI là đo mức độ rủi ro của việc trưng thu, đánh thuế từ những chế độ tài chính nghiêm ngặt hơn, và áp lực từ các nhà cung cấp địa phương đối với các công ty trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Các quốc gia cũng được đánh giá và xếp hạng dựa trên những hệ đo rủi ro này.

Một cách rõ ràng, báo cáo của RNI đã liệt kê tên của Nga và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), hai quốc gia đang được hạ xuống mức “cực kỳ rủi ro” cho thấy rằng mức độ rủi ro là cao nhất khi hai chính phủ này đang tiến hành những biện pháp kiểm soát hơn nữa tài nguyên thiên nhiên. Trong trường hợp của DRC, sự bùng nổ mức độ rủi ro hầu như là sản phẩm phụ của Luật khai thác mỏ mới nhất, cho phép sự can thiệp sâu hơn của chính phủ và những điều khoản về tài chính nặng nề đối với các công ty khai thác hiện đang hoạt động. Tám nước được xếp hạng vào dạng “cực kỳ rủi ro” (bắt đầu từ mức cao nhất) gồm: Venezuela, DRC, Tanzania, Russia, Triều Tiên, Zimbabwe, Swaziland và Papua New Guinea.

Mặc dù mức độ trưng thu hiện tại đã trở lên thấp hơn với kịch bản trước đó, các biện pháp của chính phủ như áp lực thuế, điều khoản hợp đồng thay đổi và những quy định nghiêm ngặt có thể vẫn khiến cho các nước khó có thể hoạt động được.

Châu Phi từ lâu đã được xem là có mức độ rủi ro rất cao. Theo báo cáo của RNI, trong năm ngoái tình trạng này còn tồi tệ hơn do 10 quốc gia ở đây có những yếu tố rủi ro tăng mạnh. Một số nước khác như Mexico, Ấn Độ, Malaysia, Thổ Nhỹ Kỳ và Iraq cũng được xem là có mức độ rủi ro tăng cao do chính phủ đã áp dụng những biện pháp gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu của các công ty khai thác mỏ.

Ở một khía cạnh khác, báo cáo của RNI cho thấy 24 quốc gia đã có những cải thiện trong chỉ số nói trên, gồm Zimbabwe (thứ 5), Vietnam (thứ 25), Ecuador (thứ 46) và Guinea (thứ 94). Mặc dù hiện nay Zimbabwe vaanxconf cách xa những gì được xem là một địa điểm khai thác mỏ ổn định nhưng có thể thấy đã được cải thiện nhờ vào một chế độ chính phủ mới đã khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo Verisk Maplecroft, đây là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về trữ lượng platin và crom, có thể thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

Ecuador cũng có được những bước phát triển mạnh. Kể từ khi tổng thống Lenín Moreno nắm quyền vào năm 2017, Ecuador đã từ vị trí thứ ba hai năm trước chuyển lên vị trí thứ 46 trên bảng xếp hạng RNI năm 2019, đạt mức “rủi ro trung bình”./.

Trung Nguyễn

Nguồn: MINING.COM.Online, ngày 30/ 3 /2019

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Mỏ than mới của Canada gặp khó trong xin giấy phép (03/2019)
  •  
  • Kyrgyz và Turkish liên doanh triển khai các dự án khai thác vàng tại Trung Á (03/2019)
  •  
  • Khai thác than trở lại tại Anh với dự án 218 triệu USD (03/2019)
  •  
  • Công ty Codelco ký hợp đồng khai thác đồng tại Ecuador (03/2019)
  •  
  • Barrick có thể đóng cửa mỏ Golden Sunlight vào tháng Năm (03/2019)
  •  
  • Antofagasta hy vọng đạt được thỏa thuận về sử dụng nước với BHP (03/2019)
  •  
  • SQM với kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất lithi tại Chile (03/2019)
  •  
  • Tiếp tục cuộc chiến chống lại khai thác mỏ bất hợp pháp tại Peru (03/2019)
  •  
  • Southern Copper quan tâm đến dự án khai thác lithi tại Mexico (03/2019)
  •  
  • Mỏ vàng Tanami sẽ cắt giảm lượng phát thải khí 20% (03/2019)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ 28
    Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam
    Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925 - 21/6/2023)
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.