Cuối
tuần trước, Ngân hàng Thế giới vừa cấp vốn khai thác mỏ không gây biến
đổi khí hậu
Climate-Smart Mining Facility
, dành
cho khai thác khoáng sản không gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cụ
thể là, nguồn quỹ này sẽ hỗ trợ việc khai thác và chế biến khoáng sản và kim
loại một cách bền vững thông qua việc sử dụng các công nghệ những sạch như năng
lượng gió, mặt trời và acquy dùng trong lưu điện và xe ô tô chạy điện.
Ngân
hàng Thế giới đang đặt ra mục tiêu tổng nguồn vốn đầu tư là 50 triệu USD, được
sử dụng trong khung thời gian năm năm. Nguồn vốn sẽ tập trung vào các hoạt động
với bốn chủ đề chính là: giảm thiểu biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi
khí hậu, giảm bớt những ảnh hưởng vật chất và tạo ra những cơ hội thị trường,
góp phần vào việc khử cacbon và cắt giảm ảnh hưởng vật chất cùng với chuỗi cung
cấp các khoáng sản quan trọng cần thiết cho các công nghệ năng lượng sạch.
Theo
các số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018, nhu cầu toàn cầu về những khoáng
sản chiến lược như lithi, graphit và niken sẽ tăng rất mạnh, lần lượt là 965%,
383% và 108% vào năm 2050.
Tham
gia vào quỹ trên còn có chính phủ Đức và một số công ty tư nhân, Rio Tinto và Anglo
American. Quỹ cũng sẽ hỗ trợ một số chính phủ xây dựng một chính sách mạnh mẽ,
quy định pháp lý và khung hợp pháp nhằm khuyến khích khai thác mỏ thông minh và
tạo ra một môi trường cho phép đối với nguồn vốn tư nhân. Ngoài ra, nó cũng sẽ
giúp các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi thực hiện các chiến
lược khai thác bền vững và có trách nhiệm đối với chuỗi giá trị khoáng sản.
Các
dự án có thể bao gồm việc hỗ trợ kết hợp nguồn năng lượng tái tạo vào trong các
hoạt động khai thác mỏ, do ngành khai thác mỏ hiện đang chiếm tới trên 11% sử
dụng năng lượng toàn cầu và do hoạt động khai thác mỏ tại những khu vự
c
xa xôi thường dựa vào nguồn nhiên liệu than hoặc dầu diezel; hỗ trợ việc sử
dụng chiến lược các số liệu địa chất nhằm hiểu rõ khái niệm “khoáng sản chiến
lược”; khai thác rừng thông minh: ngăn ngừa nạn phá rừng và hỗ trợ việc sử dụng
đất bền vững; tái sử dụng khoáng sản và giúp đỡ các nước đang phát triển tiếp
cận với phương pháp kinh tế luân chuyển và tái sử dụng khoáng sản theo cách
thân thiện với môi trường./.
Trung Nguyễn
Nguồn:
MINING.COM.Online, ngày 10/5/2019 |