Trang chủ         Tin tức - Sự kiện         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Giá cả thị trường khoáng sản [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
International Cooperation
Diễn đàn, trao đổi
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 50

Số lượt truy cập: 23,723,691

Ngành khai khoáng Australia sa thải nhiều công nhân (05/02/2009)

Đầu tư vào ngành khai khoáng ở Australia trong 4 năm qua đã thúc đẩy tăng trưởng sản xuất của ngành và bơm gần 30 tỷ US$ mỗi năm cho nền kinh tế nước này. Năm tài chính vừa qua, đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng đã bằng ¼ tổng đầu tư thuộc khu vực tư nhân ở Australia, vượt lên cả con số đỉnh điểm đạt được trong thời kỳ phồn thịnh đầu những năm 70, 80 và giữa 90 thế kỷ trước.

Hy vọng Châu Á có thể giúp vực dậy các công ty khai khoáng Australia ra khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất toàn cầu đã bốc thành mây khói, bởi vì Trung Quốc cho hay nền kinh tế của nước này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự suy thoái chung và giờ đây chỉ đạt tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 7 năm qua. GDP của Trung Quốc chỉ đạt 6,8 % trong quí 4 năm 2008, thấp hơn một nửa so với đỉnh điểm 13,9 % của năm 2007. Sợ rằng GDP có thể chỉ đạt 4,8 % trong quí 1/2009, vào đúng thời điểm mà các công ty khai thác than và quặng sắt Australia bước vào giữa các cuộc đàm phán về giá cho các hợp đồng dài hạn mới với các công ty thép Trung Quốc. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất từ sau vụ biểu tình ở Thiên An Môn 20 năm trước. Các chuyên gia cảnh báo rằng bất kỳ sự tăng trưởng nào thấp hơn mục tiêu 8 % mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho năm nay có thể đẩy hàng chục triệu người vào cảnh thất nghiệp trong cả nước và dẫn tới rủi ro về bất ổn xã hội. Các nhà thép Trung Quốc đang đối mặt với suy giảm nhu cầu mạnh do nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, hy vọng giá quặng sắt sẽ phải giảm, có thể giảm tới 30 %.

Hôm 22/01/2009, tình hình còn ảm đạm hơn ở Châu Á, xuất khẩu của Nhật Bản tụt đi 35 % trong tháng 12, 2008; đây là mức tụt giảm lớn nhất từ 1980. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Australia.

Và ở Hàn Quốc, nền kinh tế tụt giảm đi 5,6 % trong quí 4/2008, đây là cuộc vận hành nền kinh tế tồi tệ nhất từ khủng khoáng tài chính Châu Á vào 1997-1998. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Australia.

Các nhà kinh tế dự đoán kinh tế thế giới chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0,5 % trong năm tài chính này. Đông Á-không kể Trung Quốc-có thể đạt 0,8 % trong ngữ cảnh các nhà xuất khẩu, nhất là các công ty khai khoáng Australia, đang gánh chịu sự tàn phá mạnh. Khu vực Đông Á, nhất là Trung Quốc, là khách hàng tiêu thụ chủ yếu đối với than, quặng sắt và khí thiên nhhiên của Australia.

BHP Billiton-công ty khai khoáng lớn nhất thế giới-tiếp tục cắt giảm sản xuất và và lao động nếu điều kiện thị trường tiếp tục yếu đi. Trong tuần này, BHP đã phải cắt giảm 6.000 chỗ làm việc trên toàn cầu (khoảng 6 % tổng số lao động 101.000 trên toàn cầu) trong đó 3.400 ở Australia.

Mỏ nickel Ravensthorpe của BHP ở Tây Australia là nơi bị ảnh nưởng nặng nề nhất, bị đóng cửa khiến cho 1.450 công nhân mất việc vô thời hạn. Tiếp theo 300 công nhân của mỏ nickel Mount Keith mất việc làm. Nhà máy nickel Yabulu ở Queensland chuyên tinh luyện nickel từ quặng của mỏ Ravensthorpe đã phải thải 350 lao động và tương lai của nhà máy này thế nào vẫn còn là câu hỏi.

BHP sẽ cắt giảm 1.100 lao động của mỏ than mỡ ở Queeensland và 200 lao động ở mỏ vàng, đồng và uranium Olympic Dam ở Nam Australia. Việc cắt giảm này khiến cho dự án mở rộng trị giá 15 tỷ US$ tại Olympic Dam có thể bị trì hoãn.

Năm ngoái, khi mà giá hàng hoá giảm, BHP vẫn muốn thôn tính Rio Tinto, nhưng giờ thì từ bỏ ý định đó. Nhà máy Yabulu đóng cửa có thể mở đường cho cắt giảm tiếp khai thác quặng sắt. Hiện tại thì chưa rõ ràng cái gì sẽ xẩy ra với các cuộc đàm phán mua bán quặng sắt và nhu cầu sắp tới.

Liên doanh khai thác than giữa BHP và Mitsubishi ở Australia cũng cắt giảm sản lượng than mở 10-15 % bởi nhu cầu giảm đi.

BHP cho rằng thị trường vẫn giữ mức yếu và không chắc chắn, cũng cho biết vài khách hàng mua quặng sắt yêu cầu hoãn giao hàng và công ty đã bán số quặng này với giá giao ngay.

Rio Tinto-công ty khai khoáng lớn thứ 2 thế giới-bắt đầu gác lại các dự án khai khoáng với mức cắt giảm đầu tư 5 tỷ US$ trong năm nay. Trong các dự án cắt giảm có dự án mở rộng mỏ kim cương Argyle trị giá 1,5 tỷ US$ ở Tây Australia, trong số 800 lao động ở đây thì 220 người mất việc khi mỏ này dừng hoạt động. Rio có kế hoạch cắt giảm 14.000 lao động và tiết kiệm được 2,5 tỷ US$ mỗi năm do không phải chi cho chi phí sản xuất vào năm 2010.

Rio đang xem xét cắt giảm chi phí đầu tư trong năm nay từ 9 tỷ xuống còn 4 tỷ US$ sau khi giá kim loại bị sụp đổ. Công ty cần phải tìm ra nguồn tiền mặt từ việc bán ra kim loại để trả khoản nợ 40 tỷ US$ do việc mua lại công ty nhôm Alcan trong năm 2007.

Rio lùi dự án mở rộng mỏ đồng Northparkes trị giá 229 triệu US$ ở bang Queensland và có động thái dừng cả hoạt động đường sắt tự động tại khu mỏ Pilbara. Dự án đường sắt trị giá 371 triệu US$ nằm trong mạng đường sắt để vận chuyển quặng sắt khai thác ở khu vực Tây Australia. Rio thông báo cắt giảm 600 lao động tại mỏ than Kestrel ở bang Queensland. Rio còn dừng cả dự án mở rộng mỏ quặng sắt Corumba trị giá 2,15 tỷ US$ ở Brasil.

Người ta đang theo rõi liệu dự án khai thác quặng sắt trị giá 10 tỷ US$ của Rio ở Guinea thực hiện như thế nào. Dự án này đang gặp khó khăn bởi vì Chính phủ Guinea từ chối cho Rio toàn quyền kiểm soát hoạt động khai khoáng ở mỏ này. Vài nhà đầu tư bày tỏ nghi ngờ khả năng tồn tại của dự án và cho nằng Rio nên dừng dự án này. Nếu như vậy, thì Chính phủ Guinea có thể thu hồi giấy phép và thu lại mỏ-một trong những mỏ sắt lớn nhất thế giới.

Xstrata-công ty khai khoáng khổng lồ của Thuỵ Sỹ-cũng sẽ cắt giảm 140 lao động tại mỏ kẽm Mount Isa. Chính quyền bang đã phái môt đoàn đến mỏ để giúp tìm kiếm việc làm cho những người thuộc diện cắt giảm. Mỏ lộ thiên kẽm chì Handlebar Hill tại Mount Isa cũng sẽ dừng hoạt động để tiến hành tái cơ cấu lại; và kế hoạch nâng cấp hệ thống đập nghiền quặng ở Pac Rim, Mount Isa cũng sẽ dừng lại. Năm ngoái cổ phiếu của Xstrata mất giá tới 80 % khiến cho món nợ lên tới 17 tỷ US$, và đã cắt giảm 580 lao động ở Australia.

OZ Minerals-công ty khai khoáng New Zealand-cũng đã phải cắt giảm 559 lao động, lùi đầu tư mới 495 triệu US$ ở bang Tasmania, và tiếp tục lâm vào cảnh không trả được nợ 1 tỷ US$ đúng hạn và các khoản vay bắc cầu. OZ Minerals đã dừng khai thác tại mỏ Scuddles, mỏ này là một phần của hoạt đọng khai khoáng ở Golden Grove, Pilbara, Tây Australia. Đóng cửa này sẽ giảm sản lượng kẽm từ 55.000-60.000 tấn xuống còn khoảng 25.000 tấn vào năm 2009 này.

Trần Minh Huân

The Australian, 21, 23, 29/01/2009

The Times, 21/01/2009

AAP, 21/01/2009

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Năm 2008 lợi nhuận của Chalco giảm 50 % (02/2009)
  •  
  • Nhật Bản phát hiện nguồn tài nguyên khoáng sản tiềm năng (02/2009)
  •  
  • Hãy tham gia bình luận bản Dự thảo “Hướng dẫn về Phát triển bền vững ngành mỏ toàn cầu” (01/2009)
  •  
  • Trung Quốc có thành công đột phá trong công nghệ hoá lỏng than (01/2009)
  •  
  • Trung Quốc thành công trong việc sản xuất alumin từ tro than. (01/2009)
  •  
  • Alcoa cắt giảm 13 % lao động trên toàn cầu (01/2009)
  •  
  • Trung Quốc tăng thuế VAT đến 17 % cho các sản phẩm khoáng sản không thuận lợi cho ngành công nghiệp than. (01/2009)
  •  
  • Trung Quốc công bố loại bỏ danh sách 27 sản phẩm đồng , niken, và nhôm ra khỏi danh sách bị cấm hoặc hạn chế gia công xuất khẩu. (01/2009)
  •  
  • Tập đoàn Than Nhà nước Trung Quốc khởi công xây dựng dự án than 20 triệu tấn (01/2009)
  •  
  • Chal co giảm gía bán alumin (01/2009)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ 28
    Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam
    Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925 - 21/6/2023)
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.