Trang chủ         Giá cả thị trường khoáng sản         Khoa học & Công nghệ mỏ         Các công trình nghiên cứu         Tin tức - Sự kiện [ ENGLISH ]
Hội KHCN Mỏ Việt Nam
Hội nghị KHCN Mỏ VN
Tạp chí Công nghiệp Mỏ
Công nghiệp Bauxite - Alimin Việt Nam
Diễn đàn, trao đổi
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
International Cooperation
Phản hồi

LIÊN KẾT WEBSITE
images/adv/adv_8.jpg
images/adv/adv_1.jpg
images/adv/adv_2.gif

THƯ VIỆN ẢNH

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Người online: 50

Số lượt truy cập: 26,585,346

Thủy ngân từ bán cầu bắc thâp nhập Australia (17/10/2017)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo những kết quả nghiên cứu, dư lượng thủy ngân từ các hoạt động khai thác vàng và các nhà máy nhiệt điện chạy than từ bán cầu bắc đang dần thâm nhập vào bầu khí quyển của Australia

Cụ thể là, theo các nhà khoa học từ các trường đại học tại bang New South Wales, không khí bị ô nhiễm từ bán cầu bắc đã vượt qua hàng ngàn cây số từ bắc xuống nam. Trong mùa mưa, hàm lượng thủy ngân không quá cao nhưng hàm lượng này có xu hướng tăng cao trong những ngày gần đây. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự chuyển động của một “đường xích đạo hóa học”, một lớp chắn bảo về phần lớn diện tích Australia khỏi sự ảnh hưởng không khí từ bắc bán cầu, nhưng giờ đây, lớp chắn này đã thay đổi vị trí do quỹ đạo của mặt trời thay đổi theo thời gian trong năm. Khi “đường xích đạo hóa học” này dịch chuyển đã khiến cho dòng không khí bị ô nhiễm từ bắc bán cầu đổ thẳng xuống các vùng nhiệt đới của đất nước này.

Bằng việc theo dõi dòng không khí theo thời gian, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, dòng không khí có hàm lượng thủy ngân cao đã dịch chuyển qua quần đảo Indonesia trước khi đến Australia.

Bên cạnh đó, nhóm các nhà nghiên cứu tại Bộ môn Khoa học Môi trường thuộc Trường Đại học tổng hợp Macquarie do Dean Howard đứng đầu cũng đã phát hiện ra rằng, trong mùa khô, khi các cơn gió thổi từ biển vào đất liền, hàm lượng thủy ngân cũng tăng và ở mức cao trong một thời gian dài hơn so với trong mùa mưa.

Như vậy, các nhà khoa học đều thống nhất rằng, những ảnh hưởng xuyên biên giới của thủy ngân mà họ quan sát được tại khu vực miền bắc Australia cho thấy sự cần thiết sự hợp tác đa quốc gia sẽ được Công ước Minamata ủng hộ.

Công ước Minamata về thủy ngân, một công ước của liên hiệp quốc, có hiệu lực từ ngày 16/8/2017, cam kết các nước tham gia giới hạn việc phát thải thủy ngân và giám sát những ảnh hưởng của nó đối với môi trường./.

Trung Nguyễn

[ Quay lại ]
Các tin khác
 
  • Lượng vàng nhập khẩu trong tháng Chín tại Ấn Độ tăng 31% (10/2017)
  •  
  • Cấp giấy phép khai thác cho dự án Gold Bar tại Nevada (10/2017)
  •  
  • Tập đoàn Areva, Pháp căt giảm sản lượng urani tại Niger (10/2017)
  •  
  • Glencore đầu tư mua cổ phần tại công ty khai thác kẽm lớn nhất Peru (10/2017)
  •  
  • Coal India Ltd. muốn mua các mỏ kim loại nước ngoà (10/2017)
  •  
  • Adani với dự án khai thác than Carmichael tại Australia (10/2017)
  •  
  • Công ty Mandalay Resources tạm dừng khai thác mỏ Cerro Bayo tại C (10/2017)
  •  
  • Goldcorp giảm sản lượng vàng trong năm nay (10/2017)
  •  
  • Indonesia yêu cầu công ty khai thác mỏ trả một phần lợi nhuận sau thuế (10/2017)
  •  
  • Ngày càng nhiều sự phản đối mỏ urani tại Tây Ban Nha (10/2017)
  •  

    TÌM KIẾM
    Search by Google.com

    TIN MỚI
    Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ 28
    Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam
    Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925 - 21/6/2023)
    Thông báo số 1 Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2023
    Phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
    Thư chúc mừng của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhân ngày KH&CN Việt Nam
    Chúc mừng Tân Chủ tịch TKV
    Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
    Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội KH&CN Mỏ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027
    Hội thảo KHKT Mỏ toàn quốc năm 2022

    DỰ BÁO THỜI TIẾT
    Find more about Weather in Hanoi, VS

    Find more about Weather in Ho Chi Minh, VS
    Xem thêm thông tin thời tiết ở các địa phương khác

    QUẢNG CÁO
    images/adv/adv_14.gif
    images/adv/adv_15.jpg
    images/adv/adv_16.jpg

    Bản quyền thuộc Hội Khoa học & Công nghệ mỏ Việt Nam.
    Địa chỉ : Số 655 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Điện thoại : 024 – 22463696/36649158 /36649159 * Fax: 024 – 36649159
    Phụ trách: TS. Tạ Ngọc Hải
    Quản trị trang web: PGS. TS. Kiều Kim Trúc.
    Xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player.
    Thiết kế bởi BISolution.